Vì sao trẻ sơ sinh hay bị thở khò khè? Cách khắc phục cho bé

0 949

Thưa chuyên gia, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị thở khò khè phải làm sao ạ? Bé nhà em rất hay thở như vậy. Rõ nhất là lúc con nằm ngủ hoặc bú mẹ. Xin hỏi nguyên nhân do đâu và em có cần phải làm gì để khắc phục không? Em cảm ơn!

Trần Bích (Hưng Yên)

Nội dung chính trong bài

Thở khò khè là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh
Thở khò khè là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ giải đáp: Hiện tượng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè khiến nhiều bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Có thể cảm nhận được trẻ thở khò khè bằng cách áp tai gần miệng trẻ, tiếng trẻ thở gần giống tiếu ngáy hoặc tiếng gió rít. Nhiều trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ, lúc bú và kèm vặn mình.

Đôi khi nhịp thở của bé thấp nên mẹ khó có thể cảm nhận được bằng tai mà phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện được trẻ sơ sinh thở khò khè.

Đối với câu hỏi của bạn Trần Bích: Trẻ sơ sinh 2 tháng thở khò khè phải làm sao? Vì bạn không nói rõ bé nhà mình có ho không, có thấy chảy mũi hay bú kém hơn không? Nên chưa thể nói bé nhà bạn đang gặp vấn đề gì.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè. Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân dưới đây. Bạn có thể tham khảo để đối chiếu với tình hình sức khỏe hiện tại của con mình.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vấn đề đường thở của con. Biểu hiện là trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm, khi ngủ, thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với khói bụi.

Theo các bác sĩ, trẻ dưới 2 tuổi rất hay thở khò khè do kích thước phế quản còn nhỏ lại dễ co thắt, dễ phù nề hoặc tiết dịch khi viêm nhiễm. Hơn nữa, trẻ chưa biết thở bằng miệng mà chủ yếu thở bằng mũi, chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi, sặc sữa cũng sẽ khiến cho trẻ thở khò khè.

Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng hay bị thở khò khè nhất
Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng hay bị thở khò khè nhất

Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè kèm ho, sốt, áp tai sau lưng thấy phổi có tiếng ro ro bất thường thì đây chính là hiện tượng viêm phế quản hoặc viêm phổi. 

Trẻ thở khò khè kèm theo hiện tượng khó thở, ăn uống kém, da tái nhợt hoặc tím tái thì cũng có thể bé bị tim bẩm sinh.

Ngoài những lý do trên, hiện tượng trẻ thở khò khè có thể do:

– Trẻ bị mắc dị vật đường thở;

– Tư thế nằm của trẻ: nghiêng hoặc sấp;

– Trẻ bị viêm amidan;

– Trẻ mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh hoặc có khối u ở phổi.

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè khi nào cần đi khám?

Như đã chia sẻ ở trên, nếu thấy trẻ sơ sinh thở khò khè không ho, không sốt, ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu bé thở khò khè kèm theo với những vấn đề bất thường: màu sắc da tím tái, sốt hoặc ho, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở, tiền sử hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột thì mẹ cần phải cho con đi khám ngay. 

Đa phần trẻ sinh mổ hay thở khò khè nhẹ và hiện tượng này sẽ biến mất khi bé được 6 tháng tuổi mà mẹ không cần phải làm gì.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở thế nào là nhanh? Cách xử lý an toàn cho bé

Cách khắc phục chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh tại nhà

Mẹ có thể làm một số việc sau để chăm sóc em bé sơ sinh bị thở khò khè tại nhà là:

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh khi con bị thở khò khè
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh khi con bị thở khò khè

– Vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý.

– Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé.

– Cho con bú nhiều và đúng tư thế để không bị sặc sữa.

– Không để bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

– Phòng ngủ của bé kín gió nhưng thoáng mát.

– Quần áo của trẻ phải được giặt sạch sẽ.

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị thở khò khè chỉ là một trong vô vàn những điều mẹ cần tìm hiểu để có thể giúp con lớn khôn khỏe mạnh. Trong những năm đầu đời trẻ sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe nhưng cũng từ đó mà trẻ có thể phát triển toàn diện hơn. Chỉ cần mẹ hiểu và biết cách ứng phó là sẽ thành công.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.