Hậu sản mòn là gì? Gần gũi chồng quá sớm có phải là nguyên nhân?

0 1.913

Em sinh cu Sóc được hơn 2 tháng, mọi chuyện vẫn ổn cho đến gần đây, em thường xuyên thấy mệt mỏi. Em lên mạng tìm hiểu thì thấy triệu chứng của mình giống bệnh hậu sản mòn sau sinh. Em đang cảm thấy vô cùng hoang mang. Không biết bệnh hậu sản mòn là gì? Có phải do em gần gũi chồng quá sớm nên bị không?

Mong các chuyên gia giải đáp giúp em ạ!

(Trang Ory, Thành phố Bắc Giang)

Trả lời

Bạn Trang thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Mebeaz. Chúng tôi cũng đã nhận được khá nhiều câu hỏi tương tự như của bạn vì hậu sản mòn là khái niệm khá mới với mẹ sau sinh. Hơn nữa, các mẹ thường chủ quan hoặc không để ý đến dấu hiệu bị hậu sản mòn, dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Vì vậy, đừng ngại dành ra ít phút để tìm hiểu về bệnh hậu sản mòn sau sinh nhé.

Hậu sản mòn sau sinh là bệnh gì
Hậu sản mòn sau sinh là bệnh gì

Nội dung chính trong bài

Hậu sản mòn sau sinh là bệnh gì?

Hậu sản mòn là hiện tượng mẹ sau sinh cơ thể gầy yếu, xanh xao, thiếu sức sống, cân nặng khó tăng, sức đề kháng kém, dễ mắc nhiều bệnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà dinh dưỡng cho bé cũng không được đảm bảo. Bé bú sữa mẹ không đủ chất dẫn đến cơ thể còi cọc, suy dinh dưỡng, dễ bị đau ốm và nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân bị hậu sản mòn sau sinh là gì?

Gần gũi với chồng quá sớm có phải nguyên nhân bị hậu sản mòn?

Quan niệm xưa cho rằng, nguyên nhân bị hậu sản mòn sau sinh là do người vợ không kiêng cữ, gần gũi chồng quá sớm. Điều này khiến vùng kín và tử cung của mẹ chưa kịp phục hồi bị tổn thương nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng, khiến cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức.

Tuy nhiên, đấy không phải là nguyên nhân chính và duy nhất dẫn đến bệnh hậu sản mòn. Khoa học hiện đại cho rằng nguyên nhân bị hậu sản mòn sau sinh còn do nhiều yếu tố khác nữa.

Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn do gần gũi chồng quá sớm
Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn do gần gũi chồng quá sớm

Những nguyên nhân khác khiến mẹ bị hậu sản mòn

– Mẹ sau sinh cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lại phải có sữa cho con bú nên bên cạnh chế độ nghỉ ngơi, được chăm sóc chu đáo thì cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu yếu tố này không được đảm bảo thì cơ thể mẹ rất dễ bị suy nhược.

– Một số trường hợp mẹ sau sinh được ăn uống, tẩm bổ đầy đủ nhưng cơ thể vẫn gầy yếu và bị hậu sản mòn. Điều này là do trong quá trình mang thai, sinh con, cơ thể mẹ bị mất nhiều máu, mất sức nên việc hấp thu dinh dưỡng kém, cân nặng khó lên, ăn nhiều cũng không thể béo.

– Việc thay đổi tâm lý sau sinh, thói quen hàng ngày của mẹ như bỉm sữa, thức đêm trông con, chăm con cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ, mất sức, dẫn đến bị hậu sản mòn.

Xem thêm:

Dấu hiệu bị hậu sản gầy mòn

Hậu sản mòn thường có 2 loại: hậu sản mòn thông thường và hậu sản phù. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh hậu sản là:

– Cơ thể mẹ bị mệt mỏi, kiệt sức, sức đề kháng kém, dễ bị mắc bệnh.

– Không có sữa cho bé bú hoặc sữa rất ít.

– Chán ăn hoặc ăn không thấy ngon, ăn nhiều cũng khó lên cân.

– Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, người uể oải, không muốn vận động.

Mẹ bị hậu sản mòn sau sinh cơ thể gầy yếu, xanh xao, khó lên cân
Mẹ bị hậu sản mòn sau sinh cơ thể gầy yếu, xanh xao, khó lên cân

– Bệnh hậu sản phù cũng có những dấu hiệu trên nhưng kèm theo biểu hiện chân tay bị phù, thậm chí có những trường hợp nặng hơn bị phù ở mặt.

Cách chữa trị bệnh hậu sản mòn

Sau khi xác định rõ nguyên nhân bị hậu sản mòn thì các mẹ có thể dễ dàng cải thiện tình trạng bệnh mà không cần quá lo lắng:

– Trước hết, về chế độ dinh dưỡng: mẹ sau sinh ăn gì là vấn đề vô cùng quan trọng. Bên cạnh bổ sung protein, vitamin, canxi, khoáng chất thiết yếu thì mẹ cũng cần bổ sung chất xơ thông qua việc ăn hoa quả hàng ngày. Đây là giai đoạn quan trọng để mẹ phục hồi sức khỏe cũng như cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nên chế độ ăn cần đảm bảo đủ chất.

– Điều quan trọng nữa là mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, bên cạnh thời gian chăm con vất vả thì cũng nên có thời gian riêng cho mình để thư giãn, nghỉ ngơi. Lúc này, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ từ người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng vô cùng quan trọng để mẹ vượt qua giai đoạn này.

– Sau sinh, mẹ cũng không nên nằm nhiều một chỗ, thay vào đó là đi lại, vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe khoắn, thích nghi bình thường trở lại với nhịp sống hàng ngày và làm quen với việc chăm con.

– Đối với việc sinh hoạt vợ chồng: bác sỹ khuyến cáo vợ chồng phải kiêng gần gũi ít nhất là 2 tháng sau sinh để đảm bảo cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn trở lại sau những tổn thương trong quá trình mang thai và vượt cạn.

Hy vọng những chia sẻ trên của Mebeaz đã giúp cho bạn Trang có thêm kiến thức và những hiểu biết nhất định về bệnh hậu sản mòn sau sinh, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hậu sản mòn. Bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý thì việc sinh hoạt vợ chồng cũng cần chú ý kiêng cữ, ít nhất là 2 tháng sau khi sinh bạn nhé. Chúc bạn sớm bình phục và luôn khỏe mạnh để chăm sóc bé yêu!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.