Cập nhật cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh MỚI năm 2021

0 392

Năm 2020 sẽ có sự thay đổi về mức lương cơ sở do vậy cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh cũng có sự điều chỉnh nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cả nam và nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hãy cập nhật thông tin mới nhất trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Giấy chứng nhận sức khỏe sau sinh để làm gì? Khi nào cần?

Nội dung chính trong bài

Người lao động nên theo dõi cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh qua từng năm
Người lao động nên theo dõi cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh qua từng năm

Bảo hiểm xã hội sau khi sinh có những quyền lợi gì?

Bảo hiểm xã hội là một dịch vụ cho nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia, gọi là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện tại cũng có hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng quyền lợi người lao động được hưởng chỉ có hưu trí và tử tuất chứ không có chế độ thai sản sau khi sinh như tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vì thế trong bài viết này, chúng ta chỉ tính đến những trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định rõ: Lao động nữ mang thai từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, trong trường hợp người nữ sinh con không đóng bảo hiểm mà chồng có đóng thì người chồng cũng được quyền lợi thai sản từ bảo hiểm xã hội.

Vậy để người lao động hiểu hết được những quyền lợi của mình, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh dưới đây.

Cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh cho người lao động năm 2020

Vợ hoặc chồng tham gia bảo hiểm xã hội đều có thể hưởng chế độ thai sản sau khi sinh
Vợ hoặc chồng tham gia bảo hiểm xã hội đều có thể hưởng chế độ thai sản sau khi sinh

Như đã chia sẻ ở trên, bảo hiểm xã hội có chế độ đãi ngộ cho cả vợ và chồng. Do vậy cách tính bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi sinh cũng được xét cho cả 2 trường hợp này.

1. Cách tính chế độ bảo hiểm xã hội sau khi sinh đối với vợ

– Điều 38 trong luật bảo hiểm xã hội 2014 có nêu rõ: Lao động nữ sinh con sẽ được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở.

–  Trong Điều 39 luật này cũng ghi: Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sau khi sinh sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ sinh.

– Điều 41 chỉ ra rằng: Nếu trong vòng 30 ngày đầu tiên đi làm mà lao động nữ chưa phục hồi sức khoẻ thì  sẽ được nghỉ dưỡng sức. Mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở tại tháng sinh con. 

Như vậy, tối đa  người lao động nữ sẽ được hưởng 3 quyền lợi thai sản là: trợ cấp 1 lần sau khi sinh, trợ cấp thai sản mỗi tháng và nghỉ dưỡng sức.

Tuy nhiên, khi xét và chi trả tiền bảo hiểm xã hội sau khi sinh. Cơ quan bảo hiểm sẽ chia làm 2 lần. Trong đó tiền trợ cấp thai sản và trợ cấp 1 lần sẽ được giải quyết trong 1 lần ngay khi người lao động sinh con và nộp đủ hồ sơ và được xét duyệt (sau đây gọi tắt là tiền thai sản sau khi sinh). Còn tiền dưỡng sức sẽ được xét chi trả khi người lao động đủ điều kiện trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi người đó đi làm.

>> Xem thêm: Chọn bảo hiểm thai sản loại nào tốt? XEM NGAY 5 tiêu chí này

Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng tối đa 3 loại tiền trợ cấp
Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng tối đa 3 loại tiền trợ cấp

Vậy có 2 công thức tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh cho người lao động nữ là:

– Tiền bảo hiểm thai sản = (100% Mbq6t x số tháng nghỉ sinh con) + (2 x mức lương cơ sở). Trong đó Mbq6t là mức bình quân lương đóng bảo hiểm trong vòng 6 tháng. Số tháng nghỉ sinh con thông thường là 6 tháng gồm trước và sau khi sinh con trên 1 lần sinh. 

Ví dụ: Chị H tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2018 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng, đến tháng 1/2019 chỉ H nghỉ sinh con 6 tháng. Vậy số tiền thai sản chị H được nhận = (100% x 5.000.000 x 6) + (2 x 1.490.000) = 32.980.000 đồng.

Trên đây là cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh cho những mẹ sinh 1 con. Từ 2 con trở lên, mẹ xem thêm tại đây: https://mebeaz.com/bao-hiem-thai-san-khi-sinh-doi-nam-2020/

– Tiền dưỡng sức sau khi sinh = (30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ dưỡng sức). 

Ví dụ: Chị H sau khi đi làm được doanh nghiệm xem xét được nghỉ dưỡng sức 7 ngày (vì chị H sinh mổ). Vậy số tiền dưỡng sức chị H được nhận thêm = (30% x 1.490.000) x 7 = 3.129.000 đồng.

Trước 1/7/2020 mức lương cơ sở là 1.490.000 và sau 1/7/2020 là 1.600.000, điều đó có nghĩa là trong năm 2020 mức hưởng bảo hiểm xã hội sau khi sinh sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cho người lao động. Chị em nên cập nhật để bảo vệ quyền lợi cho mình.

2. Cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh đối với chồng

Căn cứ vào Khoản 1, điều 39 luật bảo hiểm xã hội: Mức hưởng chế độ thai sản 1 tháng của chồng khi vợ không đóng bảo hiểm là 100% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc (gọi tắt Mbq6t).

Trường hợp nếu đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng thì mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm sẽ được tính trung bình các tháng đã đóng bảo hiểm.

Cập nhật cách tính bảo hiểm xã hội của nam giới khi vợ không đóng bảo hiểm
Cập nhật cách tính bảo hiểm xã hội của nam giới khi vợ không đóng bảo hiểm

Mức hưởng tiền thai sản theo ngày của nam giới sẽ là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm chia cho 24 ngày.

Vậy cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh cho người chồng = Mbq6t/24 ngày x số ngày nghỉ.

Ví dụ: 1/2/2020 vợ anh A sinh con bằng hình thức sinh mổ. Anh A được nghỉ 7 ngày theo chế độ thai sản của người chồng. Trong vòng 6 tháng trước khi vợ anh A sinh con tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của anh A là 6.000.000 đồng.

Vậy tổng số tiền bảo hiểm xã hội sau khi vợ sinh con anh A nhận = (6.000.000 : 24) x 7 =  1.750.000 đồng.

Hy vọng, với một số thông tin về cách tính bảo hiểm xã hội sau khi sinh ở trên đã giúp được chị em trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.