Ăn dặm là gì? Thực đơn và cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất!

0 948

Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Vậy ăn dặm là gì? Thực đơn ra sao và cách ăn dặm như thế nào tốt nhất cho trẻ? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để giải đáp hàng loạt thắc mắc trên nhé!

Nội dung chính trong bài

Ăn dặm là giai đoạn bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua
Ăn dặm là giai đoạn bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau củ… Đây được xem là bước chuyển biến lớn từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau cùng là dạng miếng. 

Vì đây là giai đoạn quan trọng trẻ nhỏ cần phải trải qua (kể cả bé có bú mẹ hoàn toàn hay ăn sữa ngoài). Vì vậy, các bà mẹ cần hết sức kiên nhẫn, cho con tập làm quen với điều này (vì trong thời gian đầu, bé có thể rất lười ăn).

Vì sao phải cho trẻ ăn dặm?

Nguyên nhân là do càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng của bé càng cao. Nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ không còn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, trong đó có nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về sắt, nhu cầu về vitamin A.

Nếu sau 6 tháng mà trẻ chỉ bú nguyên sữa mẹ, không ăn dặm thức ăn khác thì sẽ rất dễ bị thiếu hụt chất, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về trí não, thể chất.

Hơn nữa, từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng nên việc tập nhai và sử dụng các men của tuyến nước bọt tiết ra là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp hoàn thiện khả năng điều phối của lưỡi và các kỹ năng của miệng – giúp bé phát triển ngôn ngữ sau này.

Mẹ cần cho bé ăn dặm vì càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng càng tăng
Mẹ cần cho bé ăn dặm vì càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng càng tăng

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm? 

Tùy vào tình trạng phát triển cũng như sức khỏe của bé mẹ nên cân nhắc khoảng thời gian ăn dặm hợp lý, đồng thời hãy chờ tới khi trẻ thật sự sẵn sàng.

Theo ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi – Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, từ 6 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Trong độ tuổi này bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Bên cạnh cột mốc 6 tháng thì mẹ có thể nhận biết 1 số biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
Mẹ có thể cho bé ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi
Mẹ có thể cho bé ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi

Cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất

Thời kỳ ăn dặm của bé được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn ăn bột (từ 4 đến 8 tháng tuổi), giai đoạn ăn cháo (từ 9 – 10 tháng), giai đoạn ăn cơm (sau 1 tuổi). Ngoài ra, mẹ cần chú ý cách ăn dặm cho trẻ như sau:

Ăn dặm từ ít đến nhiều

Vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu, nếu ăn quá nhiều cùng 1 lúc sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu hóa, khiến bé khó chịu, óc ách bụng. Thay vào đó, có thể bắt đầu bằng ½ bát bột, ăn 1 – 2 bữa/ngày. 

Ăn dặm từ loãng đến đặc

Vì bé đang quen với việc bú sữa mẹ, ở dạng lỏng, không cần phải nhai nên khi chuyển sang ăn dặm mẹ cần chế biến loãng. Nếu mua đồ ăn dặm đóng hộp (bán sẵn) thì nên pha theo công thức được hướng dẫn. Còn nếu tự xay đồ ăn dặm thì cần chế biến loãng thành hỗn hợp sánh, mịn, dễ ăn, đảm bảo giúp trẻ nuốt dễ dàng.

Ăn dặm từ ngọt đến mặn

Khoảng thời gian đầu khi bé tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2 – 4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…).

Thăm dò đồ ăn dặm thích hợp cho bé

Đây là cách giúp mẹ thoi dõi xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn dặm nào không. Nếu sau 3 ngày, bé không có phản ứng gì bất thường (nổi mẩn, sốt, quấy khóc…) thì mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn. Ngược lại, nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài… thì cần chuyển sang loại thức ăn dặm khác phù hợp hơn.

1 số thực đơn ăn dặm cho bé

Mẹ có thể tham khảo 1 số thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi như sau:

Tháng tuổi                Loại thức ăn Lượng thức ăn 1  số món ăn
6 tháng tuổi – Bột loãng hoặc thức ăn nghiền, xay nhỏ.

– 1 bữa bú mẹ, 1 bữa ăn

100 – 200ml (Có thể ít hơn hoặc nhiều hơn)

 

Bí đỏ, cà rốt, bơ, khoai lang…. trộn với sữa công thức hoặc bột
7 tháng tuổi – Bột đặc hoặc thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ

– 1 bữa bú mẹ, 2 bữa ăn

200ml

Cháo tim gà, rau cải, bí xanh nghiền, Cháo cá thịt trắng và cà rốt, cháo thịt gà bí đỏ…
8 tháng tuổi – Trái cây, rau xanh, thịt xay nhuyễn

– Bột ngũ cốc

230ml

Súp khoai tây, cà rốt và táo, yến mạch rau củ..
9 tháng tuổi – Bột đặc

– Thức ăn thái nhỏ, trẻ có thể cầm nắm được

– 1 bữa bú, 3 bữa ăn

200 – 250ml

Cháo trứng gà khoai lang, cháo tôm mướp, bánh ăn dặm (tự làm…)
11 – 12 tháng tuổi

– Cháo, thức ăn thái khúc

– 1 bữa bú, 3 bữa ăn

250 – 300ml

Cháo thịt bò cải thảo, cháo tôm, Cháo đậu xanh, gạo, thịt heo, cải thìa…

Lưu ý 1 số nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

  • Thời gian cho trẻ tập ăn dặm là vô cùng quan trọng: Không cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. .
  • Khi cho trẻ ăn dặm, cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường (gạo, khoai, yến mạch…), chất đạm (thịt, cá, các loại đậu đỗ..), rau củ và trái cây, chất béo (dầu mè, dầu gấc, ô liu…). Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn.
  • Tập cho bé ăn đúng giờ giúp cho dạ dày của bé làm quen với thức ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn. Ban đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ ngày với lượng ít, sau đó giảm dần còn 5 bữa rồi 3 bữa. Các bữa ăn dặm của bé cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Không nên ép buộc bé ăn dặm quá mức, nếu bé có biểu hiện no hoặc không hứng thú ăn thì hãy chờ đến bữa tiếp theo hoặc khiến bé cảm thấy thật thoải mái, thích thú với việc ăn dặm.
  • Nếu thức ăn nóng mẹ cần thử trước để tránh việc bé bị bỏng. Nếu bé ăn dặm bằng thìa, cần chờ bé mở miệng mới đút đồ ăn. 
  • Trong khi cho ăn dặm, bé vẫn cần được bú thêm sữa mẹ vì thức ăn dặm không phải nguồn dinh dưỡng thay thế. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức về việc cho trẻ ăn dặm, cách ăn đúng nhất và 1 số thực đơn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ. Chúc các mẹ chăm con thật tốt, giúp bé phát triển khỏe mạnh cả về trí não và thể chất. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.