Những sai lầm “chết người” khi bé bị ho khan mà mẹ áp dụng

0 221

Bé nhà em 13 tháng gần đây cứ thỉnh thoảng ho khúc khắc, em quan sát thì bé bị ho khan vì không có đờm. 3 hôm nay bé ăn kém hơn và hay mệt. Em cũng có cho con uống thêm quất hấp mật ong nhưng tình trạng có vẻ không tiến triển. Xin hỏi bác sĩ với những bé bị ho khan phải làm sao cho nhanh khỏi? Em xin cảm ơn.

Mẹ Bảo Minh – Hà Nội

Nội dung chính trong bài

Bé bị ho gió, ho khan là như thế nào?

Ho được biết đến là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi một người gặp phải những tác nhân có hại cho hệ hô hấp. Khi não bộ “phát hiện” ra vấn đề thì nó sẽ chỉ đạo bụng và ngực bằng cách co cơ này lại và đẩy một luồng khí ra bên ngoài. Trong quá trình này, những tác nhân có hại cũng sẽ được cuốn đi cùng. Ho mà không có đờm hay dịch nhầy thì được gọi là ho khan, ho gió.

Bé bị ho gió, ho khan là như thế nào?
Ho mà không có đờm hay dịch nhầy thì được gọi là ho khan.

Mẹ cũng cần quan sát trẻ nhiều hơn vì nếu như cơ thể xuất hiện đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt, sổ mũi, nôn mửa, tím tái… thì rất có thể trẻ đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm khác.

4 Nguyên nhân khiến trẻ bị ho gió, ho khan mẹ đã biết?

Bé ho khan có thể do một số nguyên nhân sau đây gây nên:

1. Ô nhiễm môi trường sống:

Mỗi trường nhiều khói bụi, hóa chất, bụi mịn… hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp non nớt của trẻ và khiến cho trẻ bị ho khan.

2. Chảy dịch mũi sau:

Những dịch mũi khi trẻ bị bệnh sổ mũi thường không được làm sạch, không thể chảy ra ngoài mà chảy ngược vào xoang mũi, họng. Điều này khiến cho các dây thần kinh bị kích thích và gây nên những cơn ho khan

3. Nhiễm virus:

Nhiễm virus
Nhiễm virus là một nguyên nhân gây bệnh

Bé bị ho khan hoàn toàn có thể do bị nhiễm virus cảm cúm. Trong suốt thời kỳ mắc bệnh lý này trẻ thường gặp phải hiện tượng ho khan, cho dù bệnh lý có kết thúc thì những tiếng ho khan, ho gió vẫn tiếp tục.

4. Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp:

Như đã nói, hệ hô hấp của trẻ nhạy cảm và non nớt nên trẻ thường rất dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm họng, ho gà, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản…

Bên cạnh đó, bé bị ho khan cũng có thể là do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm.

>> Nếu bé bị cảm cúm: Trẻ bị cảm cúm phải làm sao? 

Điều trị khi bé bị kho khan, ho gió phải làm sao?

Có nhiều hướng điều trị bệnh  ho khan cho bé, trong đó hiện nay có hai phương pháp chính là sử dụng thuốc Tây y và điều trị bằng các mẹo dân gian.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y được chỉ định khi trẻ ho dai dẳng, nghiêm trọng

Đa phần bé ho khan sẽ không sử dụng thuốc Tây để điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và tự khỏi sau một thời gian. Nhưng, nếu trẻ ho kéo dài cũng như tình trạng ngày càng nặng thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc hạ sốt Acetaminophen, Ibuprofen nếu trẻ bị ho khàn tiếng và kèm sốt.
  • Nhóm thuốc histamin để điều trị ho do kích ứng và có chảy dịch mũi đi kèm.
  • Thuốc kháng sinh Dextromethorphan và methorphan để điều trị cảm cúm, viêm đường hô hấp.

Thuốc Tây y có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng nhanh nhưng mẹ tuyệt đối không được lạm dụng và không nên tự ý mua thuốc cho con sử dụng. Nên lắng nghe ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng.

Điều trị bằng các mẹo dân gian

Bé bị ho khan phải làm sao thì mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian , nếu áp dụng đúng thì sau khoảng 3 – 5 ngày thì có thể mang tới hiệu quả tích cực. Đa phần, các loại thảo dược trong dân gian đều an toàn, lành tính cũng như rất dễ kiếm.

– Hoa đu đủ hấp đường phèn:

Trong hoa đu đủ có hoạt chất kháng khuẩn: beta – carotene, phenol, axit gallic… Nó có thể giúp chống viêm cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cách thực hiện: Hoa đu đủ đực nghiền nát, trộn đường phèn và mang hấp cách thủy. Dùng hỗn hợp này pha cùng nước lọc và cho bé uống mỗi ngày 2 lần.

– Lá hẹ hấp đường phèn:

Lá hẹ hấp đường phèn
Lá hẹ đường phèn hấp cách thủy

Lá hẹ có tác dụng tán độc, ôn trung, hành khí vì thế điều trị ho khàn tiếng cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả. 

Cách thực hiện: Lá hẹ hấp cách thủy với đường phèn mỗi ngày dùng 2 lần sẽ mang tới hiệu quả.

– Mứt phật thủ: 

Trong phật thủ có Flavonoid cùng với nhiều vitamin và khoáng chất giúp điều trị và cắt cơn hen hiệu quả, nhanh chóng. 

Cách thực hiện: Phật thủ cắt thành miếng trộn với mạch nha rồi hấp cách thủy là bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Đa phần các bài thuốc dân gian đều rất lành tính, an toàn nhưng hiệu quả chậm. Chính vì thế, bé bị ho khan các mẹ cần kiên trì thực hiện những bài thuốc này cho bé dùng hàng ngày.

>> Xem ngay: Trẻ bị cảm lạnh sốt, ho, đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì?

Những sai lầm khi bé bị ho khan mà mẹ thường áp dụng

Khi bé bị ho khan, có những sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải, điều này có thể khiến cho quá trình điều trị không có được kết quả, bệnh đôi khi không thuyên giảm mà còn diễn biến phức tạp.

1. Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Rất nhiều bậc cha mẹ thường có tâm lý: thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị mang tới hiệu quả nhanh chóng và tích cực nhất. Chính vì thế, chỉ cần bé bệnh nhẹ là vội vàng mua thuốc.

Nhưng, hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ còn rất non nớt nên nếu dùng thuốc kháng sinh có thể gây nên nhiều tác dụng phụ. Nó có thể khiến cho chức năng của gan thận, dạ dày bị ảnh hưởng.

2. Mặc quá nhiều quần áo

Mặc quá nhiều quần áo
Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ bị cảm lạnh ngược

Những trẻ bị ho khan do cảm lạnh có thể khiến cho bố mẹ có cảm giác lo lắng con bị lạnh và mặc thêm nhiều quần áo. Nhưng, điều này là không đúng. Trẻ có thể bị nóng quá, toát mồ hôi và nhiễm lạnh vào trong và gây viêm phổi. Chính vì thế, nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.

3. Không kiêng một số loại thực phẩm gây ho

Có nhiều loại thực phẩm gây ho như: đồ lạnh, đồ ngọt, đồ chiên rán… Chúng có thể khiến cho bé khó có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như làm các tế bào bạch cầu khó tiêu diệt. Chính vì thế, trong thực đơn hàng ngày khi bé bị ho khan cần kiêng những thực phẩm này.

Bé bị ho khan, ho gió không phải là vấn đề quá nghiêm trọng; mẹ không cần quá căng thẳng khi bé có những tiếng ho khúc khắc. Điều trị cho trẻ bằng những phương pháp dân gian trước để đảm bảo sự an toàn cho bé, nếu tình trạng không thuyên giảm cần thăm khám bác sĩ để được điều trị nhanh nhất.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.