Trẻ bị cảm lạnh sốt, ho, đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì?

0 616

Xin hỏi: Trẻ bị cảm lạnh đau bụng đi ngoài, ho, sốt, sổ mũi phải làm sao? Bé nhà em được 2 tuổi. Hai hôm trước bé đi chơi xa cùng bố mẹ sau đó về nhà bé có các biểu hiện như trên. Hiện em đang cho bé theo dõi tại nhà, vậy xin hỏi cách chữa trị như thế nào? Em có nên cho bé đi khám không? 

Nội dung chính trong bài

Đây là câu hỏi của bạn Khánh Linh (Ba Đình – Hà Nội). Nói về vấn đề cảm lạnh ở trẻ nhỏ cũng có rất nhiều người quan tâm. Nhân đây, chúng tôi xin được chia sẻ cụ thể bệnh và cách xử lý khi gặp cảm lạnh.

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên của bệnh cảm lạnh
Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên của bệnh cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh có những biểu hiện gì?

Cảm lạnh là bệnh lý về đường hô hấp trên, xảy ra nhiều nhất là từ tháng 9 của năm trước tới tháng 3, 4 năm sau đó. Bà bầu, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ mắc cảm lạnh nguyên nhân là vì sức đề kháng của những đối tượng này kém hơn.

Nghiên cứu cho biết, trung bình mỗi năm trẻ dưới 2 tuổi mắc tới 8 – 10 lần cảm lạnh. Trẻ mẫu giáo khoảng 9 lần trong khi người lớn khoảng 2 – 4 lần/ năm. Dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là:

– Nôn trớ;

– Sốt từ nhẹ đến cao;

– Mệt mỏi, quấy khóc;

– Chảy nước mũi;

– Ho;

– Một số trẻ bị cảm lạnh, sốt, sổ mũi, ho, đau bụng đi ngoài cùng lúc. 

Cảm lạnh có thể lây lan khi tiếp xúc, nói chuyện, hắt hơi… qua dịch tiết mũi họng. Nếu được chăm sóc tốt cảm lạnh sẽ khỏi sau 1 tuần – 10 ngày. Hoặc có thể kéo dài hơn, bội nhiễm và gây ra biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang…

>>Xem thêm: Làm sao khi bé bị ho thở khò khè, bài thuốc dân gian tốt?

Nguyên nhân bé bị cảm lạnh là gì?

Virus chính là nguyên nhân gây cảm lạnh
Virus chính là nguyên nhân gây cảm lạnh

Cảm lạnh do virus gây ra, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm miệng, mũi, họng. Trẻ mắc cảm lạnh bằng những con đường sau:

– Thời tiết lạnh hoặc thay đổi khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn tới cảm lạnh.

– Trẻ lây nhiễm của người bị bệnh. Chẳng hạn lây của bạn học, của người trong gia đình…

– Trẻ có thể bị cảm lạnh do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đồ chơi, quần áo bẩn…

– Tiếp xúc với người hút thuốc lá.

Trẻ bị cảm lạnh đau bụng đi ngoài, sốt, ho, sổ mũi có cần đi khám không?

Tất cả những biểu hiện ho, sốt, sổ mũi, tiêu chảy là những triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh. Bình thường mẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ, sau 1 tuần là các triệu chứng này sẽ cải thiện. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị cảm lạnh kèm những biểu hiện sau thì nên cho bé đi khám:

  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc;
  • Trẻ bị cảm lạnh ho, sốt, sổ mũi kéo dài hơn 1 tuần. Hoặc trường hợp bé cảm lạnh kèm đau bụng đi ngoài liên tục trong 2 ngày, dùng thuốc không khỏi là mẹ cũng nên cho bé đi khám.
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, khó thở thở nhanh.

>>Xem thêm: Thay đổi thời tiết bé bị ho và sổ mũi? Mẹ phải làm sao?

Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu thấy các biểu hiện bất thường
Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu thấy các biểu hiện bất thường

Trẻ bị cảm lạnh nên uống thuốc gì?

Bình thường cảm lạnh có thể tự khỏi mà không cần thuốc và cũng không có thuốc đặc trị cho cảm lạnh. Tuy nhiên nếu các triệu chứng quá nặng và đề phòng bội nhiễm, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng cảm lạnh cho trẻ như sau: 

  • Thuốc paracetamol liều dùng cho trẻ em để hạ sốt
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc long đờm.
  • Thuốc làm giảm tiết dịch, giảm nghẹt mũi, phù nề niêm mạc đường hô hấp.
  • Trường hợp trẻ bị cảm lạnh kèm đau bụng đi ngoài mẹ nên bổ sung nước cho bé (với trẻ trên 6 tháng tuổi). Trẻ bú mẹ thì cố gắng cho con bú nhiều hơn. Có thể bổ sung oresol bù điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ xem thêm cách trị tiêu chảy cho trẻ TẠI ĐÂY.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh tại nhà

Ngoài vấn đề thuốc thang, mẹ nên có cách chăm sóc cho bé thật tốt. Dưới đây là một số điều mẹ nên lưu ý:

  • Nhỏ nước muối sinh lý và vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho con.
  • Dầu gió, dầu tràm, dầu khuynh diệp có thể giúp trẻ dễ thở hơn. Mẹ nên sử dụng một chút dầu gió bôi lên bụng vùng quanh rốn, thái dương để giảm triệu chứng đi ngoài.
  • Kê cao gối khi ngủ giúp trẻ dễ thở hơn.
Xoa dầu gió hạn chế cảm lạnh
Xoa dầu gió hạn chế cảm lạnh
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ và chế biến các món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Chú ý tránh các món nhuận tràng cho tới khi kiểm soát được tiêu chảy. Đồng thời, hạn chế các món kích thích cơn ho, mẹ xem thêm tại đây:  https://mebeaz.com/be-bi-ho-nen-kieng-an-gi/.
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, gió lạnh.

Bạn Khánh Linh thân mến! Trẻ bị cảm lạnh, ho, sốt, sổ mũi, đau bụng đi ngoài như bạn chia sẻ là hiện tượng không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng và hiệu quả, tránh để biến chứng. Hy vọng, với những thông tin mà Mebeaz.com cung cấp trên đây sẽ giúp các mẹ ứng phó khi bé bị cảm lạnh.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.