Tìm hiểu trẻ sinh bị hở hàm ếch – 3 nguyên nhân gây dị tật mẹ không được chủ quan
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn những đứa con của mình khỏe mạnh và lành lặn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ vẫn có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Và, bé sơ sinh bị hở hàm ếch là một dị tật như thế. Cùng Mebeaz tìm hiểu về nguyên nhân gây nên dị tật này ở trẻ.
Nội dung chính trong bài
Mẹ hiểu đúng: bé sơ sinh bị hở hàm ếch là như thế nào?
Cho tới thời điểm hiện tại, hở hàm ếch bẩm sinh là một trong những dị tật thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Đây là một loại dị tật xuất hiện ở vùng mặt của trẻ sơ sinh và khiến cho khuôn mặt trẻ bị biến dạng so với bình thường.
Những trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch sẽ xuất hiện khe hở ở giữa vòm miệng và khoang mũi. Nó thường có sự xuất hiện đi kèm của dị tật sứt môi (đôi khi chỉ có hở hàm ếch). Thay vì môi có thể khép lại bình thường thì lúc này, môi bị tách ra và có các đường tách khác hình thành phía bên trong của vòm miệng.
Dị tật này sẽ xảy ra khi 3 khối mô bào thai có vai trò tạo thành môi trên không thể liền được với nhau. Loại dị tật này được chia làm 3 loại: Hở hàm ếch không sứt môi, sứt môi không hở hàm ếch; hở hàm ếch và sứt môi.
3 Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu chính xác nào xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch. Do vậy, những nguyên nhân mà chúng tôi đưa ra bên dưới chỉ là những kết luận tạm thời, những dự đoán dựa vào một số căn cứ khoa học.
Vào khoảng tuần thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ, môi chính thức được hình thành; vào giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 8 hàm trên được hình thành. Những khe hở của môi hay hàm được hình thành vào thời điểm này do những tác động của nhiều yếu tố.
Yếu tố môi trường
Một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch được nhiều người xác định đó là do tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hiện nay khi con người đang phải sống trong một môi trường quá nhiều ô nhiễm: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… Những điều này càng có xu hướng làm tăng khả năng bào thai bị dị tật ngay từ trong bụng mẹ.
Thiếu – thừa dinh dưỡng, vitamin
– Sử dụng vitamin A liều cao là một nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này ở trẻ. Có thể mẹ không biết mình mang thai nên vô tình sử dụng vitamin này để bổ sung cho cơ thể.
– Khi mang thai, cơ thể mẹ thiếu một số loại vitamin và khoáng chất như: axit folic, vitamin B12 và vitamin B6 cũng khiến bé sơ sinh bị hở hàm ếch.
– Những tháng đầu của thai kỳ, việc mẹ bổ sung nguồn dinh dưỡng quá nghèo nàn, mẹ bị nghén quá nặng không ăn uống được… cũng có thể khiến trẻ thiếu dinh dưỡng để hoàn thiện được sự hình thành của mình.
– Mẹ bị cúm trong tam cá nguyệt đầu thai kỳ là một nguyên nhân gây nên nhiều dị tật ở trẻ trong đó không thể không nhắc tới dị tật hở hàm ếch.
>> Xem thêm: Nỗi ám ảnh của mẹ bầu: Có thai bị cảm cúm phải làm sao?
Thói quen xấu
Một số mẹ bầu có thói quen rất xấu như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia… cũng khiến cho trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch.
Phẫu thuật – phương pháp điều trị hở hàm ếch được sử dụng phổ biến hiện nay
Tại thời điểm hiện tại, việc phẫu thuật trị hở hàm ếch được sử dụng phổ biến và giúp quá trình điều trị đơn giản hơn rất nhiều. Mẹ không cần quá lo lắng nếu như không may bé yêu của mình gặp phải tình trạng này. Thay vì lo lắng, hãy dành cho bé nhiều tình yêu thương hơn mẹ nhé!
Mục tiêu điều trị hở hàm ếch
Mục tiêu hướng đến khi tiến hành phẫu thuật chính là giúp bé có thể cải thiện được chức ăn: ăn – uống, nói chuyện và nghe bình thường như các bạn khác. Dựa trên tình trạng của mỗi trẻ mà tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa môi cũng như vòm miệng.
Thứ tự thực hiện phẫu thuật thường tuần tự sau:
- Sửa môi: Thường thực hiện từ 3 – 6 tháng đầu.
- Sửa hở hàm ếch: Thực hiện ở tháng thứ 12 hoặc sớm hơn.
- Các phẫu thuật tiếp theo: Thực hiện khi trẻ khoảng 2 tuổi rưỡi, giai đoạn tuổi thiếu niên.
Các biện pháp phẫu thuật thường thực hiện
Sửa môi: Phẫu thuật sửa môi để đóng sự tách biệt trong môi. Trong quá trình thực hiện, bác sỹ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở và tạo ra các vạt mô. Các vạt mô được khâu lại với nhau, cơ môi cũng được khâu lại. Qua phẫu thuật này, môi sẽ được định hình và cấu trúc môi cũng như chức năng sẽ được bình thường.
Sửa vòm miệng: Mỗi tình trạng của người bệnh khác nhau sẽ có những thủ tục phẫu thuật khác nhau để đóng tách vòm miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở và sắp xếp lại các mô cơ.
Phẫu thuật ống tai: Thường thì, với những trẻ sơ sinh hở hàm ếch có thể cần phải đặt lại ống tai để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tai mãn tính, nếu nặng có thể khiến bé mất thính giác. Các ống nhỏ hình ống được tạo lên các lỗ mở ngăn ngừa sự tích tụ của các chất lỏng.
Phẫu thuật tái tạo ngoại hình: Phẫu thuật này tạo thẩm mỹ cũng như cải thiện hình dạng của môi, khuôn miệng và mũi.
Mẹ đã biết cách dự phòng bệnh hở hàm ếch cho trẻ chưa?
– Theo các nghiên cứu, axit folic có thể hạn chế được những dị tật ở khe hở hàm môi. Trước mang thai 1 tháng và trong quá trình mang thai, mẹ có thể bổ sung 0, 4 đến 1mg axit folic mỗi ngày.
– Tăng cường bổ sung rau xanh và ngũ cốc để bổ dung lượng axit folic tự nhiên trong cơ thể.
– Hạn chế, tránh sử dụng vitamin A liều cao khi mang thai.
– Hình thành thói quen sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích.
Ngày nay, hở hàm ếch không phải là loại dị tật quá nguy hiểm; với sự tiến bộ của Y học mẹ hoàn toàn có thể lấy lại cho con được một khuôn miệng đẹp, nụ cười xinh. Tuy nhiên, hãy dự phòng dị tật này cho bé ngay từ khi có ý định mang thai mẹ nhé!
Nguồn: Mebeaz.com