Góc giáo dục: cách dạy con hết bướng bỉnh của người Nhật

0 823

Bạn đã từng đọc sách hay nghe qua về cách dạy con hết bướng bỉnh của người Nhật bao giờ chưa? Ở nước mặt trời mọc, trẻ ương bướng là chứng tỏ con phát triển tự nhiên. Tuy nhiên các mẹ Nhật cũng có cách giáo dục con theo một cách rất riêng. Hãy ghé qua Nhật xem họ làm thế nào nhé.

Nội dung chính trong bài

Bướng bỉnh cũng thể hiện sự phát triển tự nhiên ở trẻ
Bướng bỉnh cũng thể hiện sự phát triển tự nhiên ở trẻ

Tìm hiểu cách dạy con hết bướng bỉnh của mẹ Nhật

Bướng bỉnh, ương bướng là vốn từ luôn có trong tử điển của những người mẹ đang nuôi con nhỏ. Bước sang độ tuổi 2 hoặc 3 trẻ đã có những suy nghĩ và nhận định của bản thân về thế giới xung quanh. Đến một lúc nào đó trẻ sẽ từ chối hầu hết những yêu cầu từ bố mẹ.

Trong trường hợp này, mỗi bố mẹ, mỗi nền giáo dục lại có những cách xử lý riêng. Có người nhẹ nhàng bình tĩnh khuyên nhủ con, người đáp ứng tất cả những yêu cầu của trẻ… Với các mẹ Nhật để dạy trẻ hết bướng bỉnh, nguyên tắc họ đặt ra bao gồm: Nghiêm khắc – giải thích – khuyên nhủ bé.

Theo đó, khi nào cần nghiêm khắc mẹ bắt buộc phải mắng bé, khi nào cần giải thích, khuyên nhủ thì mẹ sẽ kiên trì cho tới khi bé hiểu mới thôi.

Trường hợp 1: Dạy trẻ hết bướng bỉnh bằng phương pháp nghiêm khắc

Mẹ Nhật sẽ áp dụng trường hợp này trong 2 hoàn cảnh là: Trẻ đánh người khác hoặc tự đánh bản thân mình.

Lúc này mẹ nhìn thẳng vào mặt bé, nói chậm nhưng chắc, thái độ nghiêm nghị và nói với bé rằng việc làm của con là sai trái, chỉ vậy thôi và không cần bất kỳ lý do nào được giải thích cho hành động này.

Nếu ở đây mẹ giải thích nhẹ nhàng hoặc qua loa trẻ sẽ không thấy mình đang có lỗi, bé có xu hướng lặp lại và dần trở thành nên tính cách ưa bạo lực của con.

Như vậy, những lúc trẻ không mắc phải 2 tình huống là đánh mình và đánh người khác mẹ có thể giải thích, khuyên nhủ nhẹ nhàng với bé. Còn những lúc bé có hành động đánh người thì mẹ phải “mắng” bé một cách nghiêm khắc nhất; Có như vậy bé mới nhận ra được sự khác biệt giữa 2 tình huống, bé sẽ sợ khi bị mẹ mắng mà không tái phạm nữa.

>>Xem thêm: Con càng lớn càng bướng: Chọn cách phạt hay bất lực?

Trường hợp 2: Giáo dục con hết ương bướng bằng cách “khuyên nhủ” và “giải thích”

Để có thể “khuyên nhủ” hay “giải thích” trẻ thì mẹ phải có một thái độ kiên trì và bình tĩnh nhất có thể. Có lẽ đây cũng là những đức tính cần thiết để đối phó với một lứa tuổi “ẩm ương” muốn thể hiện bản thân của trẻ.

Khi bé bướng bỉnh mẹ nên kiên trì khuyên nhủ, giải thích cho con
Khi bé bướng bỉnh mẹ nên kiên trì khuyên nhủ, giải thích cho con

Chẳng hạn, đứa trẻ đòi ăn sữa chua trong tủ lạnh. Một bà mẹ Nhật đã nói với con với một thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc rằng sữa này bé ăn sẽ quá lạnh, bé có thể viêm họng và ốm. Có thể bé sẽ chẳng muốn biết ốm hay viêm họng là như thế nào nhưng bé sẽ sợ khi mẹ đặt một hộp sữa chua lạnh ngắt vào tay của bé. Kèm lời giải thích “không chỉ đau họng, ốm mà con có thể bị đau tay lắm đấy”.

Ngoài ra, muốn dạy con hết bướng bỉnh, cứng đầu các mẹ Nhật cũng luôn lắng nghe để thấu hiểu tâm lý các bé. Thay vì bắt bé làm việc này việc kia, các mẹ Nhật sẽ để bé tự nguyện thực hiện.

Mẹ Nhật trị tính bướng bỉnh cho bé bằng cách dạy con tính tự lập

Người Nhật nổi tiếng xưa nay trong cách giáo dục và dạy con nổi bật nhất là tính cách “tự lập”. Trong vấn đề làm sao để dạy trẻ hết ngang bướng, họ cũng cho rằng nếu sớm tự lập bé sẽ hiểu được cái gì nên và không nên làm, từ đó hạn chế được sự bướng bỉnh của mình.

Thí dụ: Muốn con tự đánh răng mẹ sẽ cho bé ngồi cạnh để xem người lớn làm rồi đưa bé 1 chiếc bàn chải xinh xắn để bé tập. Mẹ lặp lại điều này vào một thời gian cố định mỗi sáng. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng!

>>Xem thêm: Khi trẻ không nghe lời: Cha mẹ nói làm sao để cho con răm rắp theo!

Trẻ tự lập sẽ bớt bướng bỉnh hơn
Trẻ tự lập sẽ bớt bướng bỉnh hơn

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé làm cùng mình một số việc nhẹ nhàng như nhặt rau, mỗi lần ăn xong sẽ cho rác thải vào thùng, đưa lọ tăm cho người lớn… Trẻ con rất thích “bắt chước” người lớn nên bé sẽ “răm rắp” làm theo một cách vui vẻ mà không cần mẹ phải mất công thúc giục. Tuy nhiên, để làm được những điều này thì người lớn chúng ta phải làm gương cho bé trước.

Lời khuyên cho các mẹ!

Vẫn biết rằng mỗi quốc gia sẽ có cách giáo dục trẻ theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, Nhật Bản có khoảng cách địa lý không quá xa so với Việt Nam. Hai nước lại có những nét văn hóa giao thoa với nhau vì vậy các mẹ Việt nên học hỏi và thử áp dụng cách giáo dục của người Nhật xem nhé!

Ngoài ra, các mẹ nên tìm đọc sách hướng dẫn cách dạy trẻ hết bướng bỉnh. Tham gia một số lớp học để tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao bé có tính cách này để “uốn nắn” bé theo một cách tự nhiên mà vẫn hiệu quả. Hoặc mẹ xem thêm tại đây: https://mebeaz.com/con-buong-binh-khong-nghe-loi/

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ ngang bướng chứng tỏ bé đang phát triển bình thường. Nếu mẹ dạy trẻ hết bướng bỉnh theo cách bạo lực, áp đặt thì một là trẻ sẽ không nghe theo, hai là trẻ có thể làm theo một cách “ấm ức” lâu dần bé có thể trở nên “lì lợm”. Vậy nên hãy lắng nghe bé, hiểu tâm lý của con và có những thái độ rạch ròi với bé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.