Trẻ sơ sinh bị u hạt rốn: Điều trị thế nào cho đúng cách?

0 1.981

Thắc mắc u hạt rốn ở trẻ sơ sinh là gì, bị u hạt rốn có nguy hiểm không, điều trị u hạt rốn như thế nào là điều khiến nhiều cha mẹ băn khoăn, lo lắng. Bệnh u hạt rốn ở trẻ sơ sinh tuy không gây nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ chuyển biến xấu hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp bạn.

Nội dung chính trong bài

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Sau khi sinh khoảng 1 đến 2 tuần, rốn trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng dần. Tuy nhiên có những trẻ rốn không khô và có xuất hiện một u hạt nhỏ khoảng 2 – 3 mm kèm theo tiết dịch màu vàng hay đỏ nhạt. Hiện tượng đó người ta gọi là u hạt rốn ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị u hạt rốn
Trẻ sơ sinh bị u hạt rốn

Nếu không sớm được điều trị và vệ sinh sạch sẽ, u hạt rốn sẽ tiết dịch gây ẩm ướt thường xuyên quanh rốn bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thậm chí còn gây ảnh hưởng đến những mô quanh rốn dẫn đến tình trạng viêm tấy đỏ, nhiễm trùng ổ bụng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị u hạt rốn

Nguyên nhân thường thấy dẫn đến u hạt rốn ở trẻ sơ sinh là do quá trình rụng rốn diễn ra lâu tạo điều kiện cho những mô hạt rốn phát triển. Bên cạnh đó quá trình chăm sóc và vệ sinh rốn chưa đúng cách cũng khiến cho rốn không khô, lâu rụng. 

Trong một số trường hợp rốn cũng có hiện tượng tiết dịch, không khô nhưng lại không phải là u hạt rốn ở trẻ sơ sinh mà là do ống niệu rốn hay ống rốn ruột bị  rỉ dịch. Điều trị ở những trường hợp này sẽ khác hoàn toàn so với điều trị u hạt rốn.

>>Xem thêm: Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn? Làm sao để nhanh lành?

Cẩn trọng khi thấy rốn trẻ rỉ dịch
Cẩn trọng khi thấy rốn trẻ rỉ dịch

Khi thấy bé bị rò dịch rốn kéo dài thì hãy đưa bé đến các bệnh viện để được chẩn đoán có chính xác là u hạt rốn hay không, từ đó đưa ra cách điều trị thích hợp. 

Điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị u hạt rốn cha mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được điều trị theo phương pháp khoa học. 

  • Điều trị u hạt rốn bằng cách chấm bạc nitrat là cách là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Cách thực hiện khá đơn giản, dùng một cây tăm chấm dung dịch lên u hạt 1-2 lần mỗi tuần, liên tục trong vòng 4 tuần.
  • Cách thứ hai trong điều trị u hạt rốn đó là sử dụng clobetasol propionate. Tuy nhiên việc dùng chất này được khuyến cáo vì có thể gây những tác dụng phụ như teo da, giảm sắc tố da và có thể hấp thu qua da đi vào cơ thể. 
Sử dụng thuốc clobetasol propionate chữa u hạt rốn cho bé
Sử dụng thuốc clobetasol propionate chữa u hạt rốn cho bé
  • Nếu điều trị bằng nitrat không mang lại hiệu quả hay u hạt rốn có kích thước lớn thì có thể thay thế bằng phương pháp thắt cuống hạt rốn. Bác sĩ sẽ tiến hành thắt cuống u hạt, không cho chúng phát triển, rốn sẽ teo đi và rụng dần.
  • Ngoài ra u hạt rốn ở trẻ sơ sinh có thể áp dụng phương pháp đốt điện để làm teo u hạt, ngăn chặn quá trình tiết dịch và xẹp dần.

Lưu ý khi vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh

  • Việc vệ sinh sạch sẽ vùng rốn giúp trẻ tránh nhiễm trùng và hạn chế tình trạng u hạt rốn ở trẻ sơ sinh. Các mẹ phải thường xuyên thay băng gạc và giữ cho phần rốn bé khô thoáng.
  • Không nên sử dụng những loại cồn có độ cồn cao để vệ sinh cho trẻ bởi nó có thể khiến vùng da của bé bị bỏng rát tổn thương.
  • Hạn chế để rốn bé tiếp xúc với nước khi tắm bởi đó là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

>>Xem thêm: Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi to? Làm cách này đảm bảo hết!

Luôn để rốn trẻ thông thoáng, sạch sẽ
Luôn để rốn trẻ thông thoáng, sạch sẽ
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu chảy dịch vùng rốn trong thời gian dài, hãy đưa bé đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó xây dựng phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh u hạt rốn ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cha mẹ có thêm một số thông tin hữu ích. Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của trẻ để tránh nhiễm trùng, Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 4.5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.