Bật mí: Cách ôm trẻ sơ sinh ngủ ngon xuyên đêm từ chuyên gia

0 3.391

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Có nhiều đứa trẻ sơ sinh thích ôm ngủ và khi được ôm mới ngủ. Vậy cách ôm trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào? Có khi nào trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm mà không ọ ọe dậy đòi bú không? Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé!

Nội dung chính trong bài

Tại sao trẻ sơ sinh thích ôm khi ngủ?

Trẻ sơ sinh vốn dĩ đã quen với việc được bao bọc trong bọc ối của mẹ suốt 9 tháng 10 ngày. Nó giúp trẻ có cảm giác an toàn. Cho nên khi chào đời, trẻ vẫn rất muốn được bao bọc ôm ấp như vậy, đặc biệt là khi ngủ.

Cũng chính vì thế khi con đang thiu thiu ngủ chỉ cần đặt xuống giường mà không có mẹ bên cạnh là nhiều đứa khóc ré lên. Mọi đứa trẻ đều thích bế bồng nhưng cha mẹ có thể thay đổi thói quen đó cho bé ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải biết cách ôm trẻ sơ sinh ngủ, nếu không có thể khiến trẻ bị ngạt thở mà gây nguy hiểm hiểm tới tính mạng.

Tại sao trẻ sơ sinh thích ôm khi ngủ?
Trẻ sơ sinh ôm mới ngủ

Vậy cách ôm trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào là đúng? Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo của chúng tôi.

Cách ôm và ủ trẻ sơ sinh ngủ ngon

Cách ôm trẻ sơ sinh ngủ ngon

Ôm trẻ sơ sinh khi ngủ là cách thể hiện tình cảm rất bền chặt, thiêng liêng. Đồng thời là cách truyền hơi ấm cho bé nhất là vào mùa động lạnh giá như hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định mà mẹ cần chú ý như: Tạo thói quen xấu sau này, khiến con bị ngạt, con nằm sai tư thế ảnh hưởng đến cấu trúc xương,…

Vậy nằm ôm trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng cách?

  • Trước tiên cha mẹ cần chuẩn bị cho con một không gian, môi trường ngủ tốt nhất: âm thanh tiếng ồn bình thường, ánh sáng vàng và nhẹ phù hợp, nhiệt độ ở mức 26 – 28 độ C. Mẹ cũng không cần gối mà chỉ cần một chiếc khăn mỏng gấp làm đôi hoặc 3 phù hợp.
  • Không nên ôm bé ngủ trên tay mà nên đặt xuống giường và để con tự chìm vào giấc ngủ. Khi trẻ khóc và thức dậy nửa đêm hãy để một khoảng thời gian nhất định để con tự chìm vào giấc ngủ. Nếu như con vẫn khóc không nín thì mẹ ôm con và an ủi.
  • Cách ôm con đó là: Để con nằm tư thế ngửa như ban đầu để con được thoải mái nhất. Sau đó mẹ áp sát người vào con, nên để đầu con vừa tầm ngực của mẹ, dùng tay vỗ vai hoặc thắt lưng con nhẹ nhàng. Mẹ cũng không nên ôm trẻ quá lâu vì con sẽ bí bách, khó thở. Chỉ nên ôm lúc đầu khi con mới bắt đầu vào giấc ngủ.
Cách ôm và ủ trẻ sơ sinh ngủ ngon
Ôm trẻ sơ sinh đúng cách

Cách ủ trẻ sơ sinh ngủ ngon

Ngoài cách ôm trẻ sơ sinh ngủ ra thì mẹ có thể ủ cho trẻ sơ sinh để con ngủ ngon hơn. Ủ trẻ sơ sinh ngủ là cách cuốn cho trẻ một chiếc khăn giống như chiếc ổ nhỏ vừa vặn với cơ thể trẻ. Mục đích giúp trẻ tránh bị giật mình khi ngủ, an tâm ngủ hơn khi được cuộn tròn giống như có vòng tay của mẹ. Khi này mẹ lại biết cách đặt con xuống giường như thế nào cho khéo léo:

  • Bước 1: Đặt nhẹ nhàng đầu của bé xuống “chiếc ổ” cho trẻ khi đã chuẩn bị sẵn. 
  • Bước 2: Từ từ hạ cổ, lưng của bé xuống nhưng một tay vẫn giữ mông bé.
  • Bước 3: Nâng mông bé lên một chút rồi mới hạ xuống giường và thả tay ra.

Dù cách này không phải ai thực hiện cũng thành công nhưng hầu như đều được các mẹ thực hiện thành công. Nếu không thành công mẹ hãy kiên nhẫn thử lại từ đầu nhưng giữ mông bé lâu hơn chút.

Cách ôm và ủ trẻ sơ sinh ngủ ngon
Cách ủ trẻ sơ sinh ngủ ngon

Khi nào trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm?

Trẻ sơ sinh thích ôm ngủ nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể bên cạnh ôm trẻ sơ sinh ngủ ngon mà phải tranh thủ dành thời gian cho bản thân. Vậy khi nào trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm được?

Khác với những thói quen thông thường của trẻ là thức dậy 2, 3 lần mỗi đêm để ăn thì ngủ xuyên đêm nghĩa là thời gian ngủ của con có thể kéo dài từ 8 – 12 tiếng. 

Nhiều người cho rằng khi trẻ càng lớn và đã ăn dặm sẽ ngủ ngon hơn, giấc ngủ dài hơn. Tuy nhiên điều này không đúng. Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là phụ thuộc nhiều vào độ tuổi chứ không phải chế độ ăn của bé. 

Một số trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường ngủ một mạch 6 – 8 tiếng trong đêm nhưng một số khác lại ngủ xuyên đêm khi được 12 tháng tuổi. Một nghiên cứu tại Mỹ thì cho rằng khoảng 70% trẻ 9 tháng tuổi có thể ngủ xuyên đêm. Tất cả đều phụ thuộc vào cơ địa và nhu cầu sinh lý của trẻ. Tất nhiên, cũng như người lớn, trẻ sơ sinh có thể bất chợt tỉnh giấc giữa đêm nhưng mẹ có thể trấn an bé để bé sớm trở lại giấc ngủ.

Khi nào trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm?
Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ

Giấc ngủ quyết định khá nhiều đến sự phát triển trí não cũng như thể chất của trẻ. Biết cách ôm trẻ sơ sinh ngủ ngon hay cách ủ trẻ sơ sinh ngủ ngon là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của con. Vì thế, các mẹ hãy chú ý đến giấc ngủ của con. 

Chúc các mẹ thực hiện một cách thành công và hy vọng các bé luôn được ngủ ngon trong mỗi giấc ngủ!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.