Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn? Làm sao để nhanh lành?

0 3.759

Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn? Làm sao để nhanh lành? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm vì chăm sóc rốn em bé sau khi từ viện về là vô cùng quan trọng. Làm sao để rốn mau khô, tránh nhiễm trùng? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn

Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn?

Sau khi sinh, dây rốn của em bé sẽ được cắt đi, còn lại 1 phần dính vào rốn gọi là cuống rốn. Đây là vết thương hở, mấy ngày đầu có thể bị ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng, thậm chí có thể chảy máu. Vì vậy, nhiều bà mẹ sẽ không khỏi lo lắng: Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?

Thực chất, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quá trình chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ, cơ địa của từng bé…. Thông thường, khoảng 1 – 3 tuần, cuống rốn sẽ khô và tự rụng đi rồi lành hẳn. 

Nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh rốn cẩn thận, đặc biệt là khi tắm, khi thay bỉm, giữ cho cuống rốn khô thoáng, không tác động, cọ xát nhiều thì rốn sẽ mau lành. Ngược lại, chăm sóc không cẩn thận, rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng, lâu lành. 

Vậy phải làm sao để rốn trẻ sơ sinh nhanh lành? 

Để rốn trẻ sơ sinh nhanh lành, các mẹ cần chú ý:

1. Để rốn rụng tự nhiên

Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh không giống nhau, thông thường là từ 7 – 10 ngày, 1 số bé có thể sớm hơn hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên tác động hoặc dùng tay giật cuống rốn ra, có thể để lại sẹo cho bé. Tốt nhất, mẹ nên để cuống rốn tự rụng theo đúng thời điểm. 

2. Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh sạch sẽ để mau lành

Để rốn trẻ sơ sinh mau lành, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ cho rốn khô thoáng. Cách đơn giản, an toàn nhất là dùng nước muối sinh lý để rửa. Mẹ dùng bông thấm nước muối rồi vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh rốn cho bé 3 – 4 lần mỗi ngày để rốn bé sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh. 

Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh sạch sẽ để mau lành

3. Tránh để tã, bỉm cọ vào rốn

Khi thay tã (bỉm) cho bé, mẹ nên nhẹ nhàng lau vùng da xung quanh rốn để lấy đi những cặn bám bẩn. Đồng thời, tránh để tã (bỉm) cọ xát với cuống rốn. Mẹ có thể mặc tã (bỉm) cho bé dưới cuống rốn, hoặc dùng tã xài một lần và cắt bỏ vị trí gần cuống rốn.

4. Giữ cho rốn khô thoáng để mau lành

Việc băng rốn trẻ sơ sinh chỉ nên thực hiện trong 2 – 3 ngày đầu khi từ viện về. Sau đó, mẹ có thể thay băng ra để rốn được khô thoáng. Mặt khác, khi tắm, vệ sinh thân thể cho bé có thể làm rốn bị ướt. Lúc này, mẹ chỉ cần lấy một miếng vải hoặc bông gạc thấm hết nước rồi để rốn khô thoáng, nhanh lành.

 Giữ cho rốn khô thoáng để mau lành

Rốn trẻ sơ sinh lâu lành: Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám?

Nếu rốn trẻ sơ sinh lâu lành nhưng bé không có biểu hiện gì bất thường, đặc biệt khu vực quanh rốn thì mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn chúng tôi nói bên trên là được.

Ngược lại, sau 3 tuần, rốn trẻ sơ sinh vẫn chưa lành, đặc biệt xuất hiện những biểu hiện bất thường như: Rốn bị sưng, đỏ, ẩm ướt và có mùi khó chịu, thậm chí rỉ máu, kèm theo đó, bé bị sốt, quấy khóc, bỏ bú… thì rất có thể rốn đã bị nhiễm trùng, mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời. 

Trê đây là những giải đáp cho câu hỏi rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn? Và cách chăm sóc để rốn nhanh lành. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho độc giả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn đọc hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.