Từ A – Z cho con bú đúng cách nhất để sữa mẹ về nhiều, con không sặc

0 1.892

Cho con bú sữa là việc là quá đỗi thường xuyên đối với những người mẹ. Tuy nhiên, cách cho con bú ti mẹ không chỉ là vấn đề bản năng là con là kỹ thuật và sự khéo léo. Tất tần tật những thông tin về cách cho trẻ sơ sinh bú dưới đây sẽ rất hữu ích đối với những người đang và chuẩn bị thực hiện thiên chức làm mẹ.

Nội dung chính trong bài

Đã làm mẹ nên biết cách cho con bú
Đã làm mẹ nên biết cách cho con bú

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời bởi những ưu điểm và lợi ích này:

  • Là sản phẩm mà tạo hóa ban cho người mẹ nên từ mùi vị cho đến dưỡng chất tất cả đều hợp với bé.
  • Có nhiều kháng thể tự nhiên giúp bé chống lại các loại bệnh tật.
  • Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, bé bú ti mẹ ít bị đầy bụng, táo bón như dùng sữa công thức.
  • Sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ bé mắc phải các hội chứng đột tử trong những năm tháng đầu đời. Ngoài ra còn hạn chế được những bệnh như thừa cân, hen suyễn, tiểu đường, cholesterol tăng cao, bệnh ung thư bạch cầu, hạch… trong nhiều năm sau đó.
  • Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp cho chị em tránh được các nguy cơ như ung thư vú, loãng xương, ung thư buồng trứng… không chỉ có vậy mà còn tăng thêm sợi dây liên kết giữa mẹ và bé.

Các loại sữa công thức rập khuôn theo sữa mẹ có ưu điểm là tiện lợi, người nhà có thể cho bé ăn khi mẹ đi vắng. Tuy nhiên, sữa công thức tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: Bé dễ bị dị ứng, nóng trong, khó tiêu hóa…

Chưa nói tới nguồn gốc không rõ ràng, một số loại sữa công thức có tiếng cũng đã từng “dính” vào bê bối chứa chất cấm ảnh hưởng tới tính mạng trẻ.

Từ những thông tin trên có thể thấy, sữa công thức chỉ là “sự lựa chọn số 2”. Sữa mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu.

Mẹ nên cho con bú đến khi nào?

Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời
Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời

Không ít chị em đặt câu hỏi cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Như đã chia sẻ ở trên, với những lợi ích mà sữa mẹ mang lại, con cần được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài cho tới 1 – 2 năm tùy vào nhu cầu của con.

Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, bé được bú sữa mẹ trong thời gian lâu hơn sẽ giảm thiểu được nhiều nguy cơ bệnh tật, đồng thời người mẹ cũng hạn chế được rất nhiều vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe.

Hướng dẫn cách cho con bú “chuẩn” nhất

Việc cho con bú sữa mẹ tưởng chỉ là “bản năng”, ai cũng có thể làm được. Thực tế lại không như vậy, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ còn nhiều điều bỡ ngỡ. Mẹ cho con bú đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự khéo léo.

Các bước cho trẻ sơ sinh bú đúng cách

Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách
Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách

– Đối với bé bú mẹ trực tiếp

Bước 1: Bế trẻ ngồi lên

  • Đầu và thân của con nằm trên một đường thẳng.
  • Hướng đầu của bé quay vào bầu vú, mũi đối diện với núm vú.
  • Một tay mẹ đỡ đầu và lưng bé, một tay đỡ mông sao cho thoải mái nhất.
  • Có thể trò chuyện và âu yếm con.

Bước 2: Nâng bầu vú cho trẻ bú

  • Khi các tư thế ổn định mẹ bỏ tay vừa đỡ mông con ra.
  • Ngón cái đặt ở trên bầu vú, các ngón còn lại tựa vào bầu ngực phía bên dưới vú, ngón trỏ nâng vú lên.

Bước 3: Cho con ngậm vú

  • Chạm đầu vú vào môi trên của con.
  • Khi nào miệng bé mở rộng, đưa miệng của bé vào sao cho môi dưới ở dưới núm vú, và ngậm sâu vào bên trong qua quầng vú.

– Cho con bú bình

Bước 1: Ngồi ở tư thế thật thoải mái

  • Bế trẻ trong lòng sao cho phần đầu luôn cao hơn phần cơ thể còn lại
  • Tay ôm con, áp má con vào lòng và giữ đầu con để con yên tâm. Tay còn lại cầm bình sữa.

Bước 2: Cho con ngậm bình

  • Quệt nhẹ núm ti vào miệng bé để bé tự giác há miệng ra mút.
  • Một nguyên tắc quan trọng khi cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách là không nên nhét trực tiếp vào miệng khi con chưa sẵn sàng.

Các tư thế mẹ cho con bú

Dưới đây là 5 tư thế cho con bú vừa giúp mẹ thoải mái, vừa làm cho con ngậm ti đúng cách nhất. Lưu ý, chỉ áp dụng cho những mẹ đang cho con bú trực tiếp còn những bé bú bình thì chỉ có một tư thế là mẹ phải ngồi lên.

– Tư thế ngồi cho con bú

Tư thế ngồi cho con bú
  • Tay đỡ đầu và lưng bé cùng chiều với bên bé bú. Sao cho đầu lưng mông cùng trên một đường thẳng.
  • Bé nằm nghiêng sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé đối diện bầu ngực mẹ.

– Tư thế nằm cho con bú

Tư thế nằm cho con bú
Tư thế nằm cho con bú
  • Đặt bé nằm song song với mẹ.
  • Dùng tay đỡ lưng bé sao cho người bé hơi nghiêng về phía bầu ngực.
  • Đầu mẹ có thể dùng tay hoặc gối mềm kê cao lên.

– Tư thế cho con bú song song

Tư thế cho con bú sinh đôi
Tư thế cho con bú sinh đôi
  • Đặt 2 bé song song 2 bên hông mẹ, chân bé để sau lưng và mặt bé đối diện với bầu sữa.
  • Để không bị mỏi tay mẹ dùng gối mềm hoặc gối hình chữ U lót phía dưới. Lưu ý là bàn tay mẹ phải đỡ đầu bé cao hơn một chút để bé có thể bú được
  • Đổi vị trí 2 bé sao cho lượng sữa chảy đều hơn. Vì đôi khi có bé bú nhanh, khỏe hơn nhưng có bé lại mút chậm hơn.

Thời gian thích hợp cho mỗi cữ bú của trẻ

Mới đầu cho con bú có lẽ mẹ nào cũng băn khoăn thời gian cho mỗi cữ bú của bé là bao nhiêu?

Tùy vào nhu cầu của bé, thông thường trẻ sơ sinh phải bú sữa mẹ ít nhất 10 phút mỗi bên, 2 bên là 20 phút. Mỗi cữ bú của con cách nhau 2 tiếng, như vậy mới đảm bảo được sự phát triển của bé và thời gian thích hợp mẹ sản xuất thêm lượng sữa mới.

Khi trẻ lớn hơn một chút, mỗi lần bú có thể kéo dài 5 – 10 phút/ 1 lần bú. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi dinh dưỡng trong sữa mẹ bắt đầu ít dần không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của bé, mẹ hãy tập cho con ăn dặm thêm.

Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc

Chắc hẳn mẹ nào khi chăm sóc trẻ sơ sinh cũng sẽ hơn 1 lần cho con bú khiến con phải nôn trớ, sặc sữa. Mặc dù rất hay xảy ra nhưng trường hợp sặc sữa nặng rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào cho con bú không bị sặc sữa? Mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

– Cho con bú đúng cách (như chia sẻ ở trên).

– Đầu bé luôn đặt cao hơn phần thân, miệng ngậm hết quầng ti, lưỡi và môi dưới đặt dưới đầu ti.

– Nếu sữa mẹ về quá nhiều nhiều thì phải dùng 2 ngón trỏ và ngón cái để kẹp đầu ti để kiểm soát lượng sữa chảy ra.

Cách cho con bú bình không bị sặc là mẹ nên chọn miếng chặn sữa để đảm bảo lượng sữa không ra quá nhanh và nhiều, bé bú không kịp dễ bị sặc.

– Để bé bú tập trung, liền mạch, không bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.

– Không cho bé bú khi bé quá no.

Làm thế nào để nhận biết con đã bú no?

Thông thường, khi bé bú no thì sẽ tự động nhả ti mẹ ra. Đôi khi có bé lại không làm thế, mẹ cho bé bú quá no khiến con nôn trớ, sặc sữa.

Ngay cả những chị em đã có kinh nghiệm làm mẹ cũng khó có thể nhận ra. Nhưng nếu để ý mẹ sẽ thấy những dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bú no dưới đây:

+ Sau mỗi lần con bú, mẹ thấy bầu ngực mềm hơn.

+ Trẻ đi ngoài phân mềm, vàng. Đi tiểu màu vàng loãng, không có mùi hôi.

+ Sau mỗi lần bú bé sẽ vui vẻ, thoải mái

Nhận biết trẻ sơ sinh đã bú no để không nôn trớ và sặc sữa
Nhận biết trẻ sơ sinh đã bú no để không nôn trớ và sặc sữa

Những điều mẹ đang cho con bú nên và không nên làm

Chế độ sinh hoạt và ăn uống của mẹ có liên quan trực tiếp tới việc cho con bú. Chính vì thế mẹ cần tử bỏ những thói quen xấu và làm tốt những điều dưới đây:

– Sau khi trẻ chào đời hãy cho con bú sớm nhất có thể. Theo các chuyên gia sức khỏe nên cho con bú sau 1 giờ sinh bé.

– Có thể những ngày đầu sữa mẹ chưa về bé phải ăn sữa công thức, sau đó khi sữa mẹ đã có phải cho con bú ngay, không cho bé dùng sữa công thức nữa. Kể cả việc ngậm ti giả cũng không nên trước khi bé quen với ti mẹ.

– Nếu đang gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ thì chị em cũng không nên nản chí, hãy cố gắng và làm quen từ từ. Coi như một động lực để phấn đấu.

– Đừng nghĩ là dùng sữa công thức tiện lợi hơn mà hãy nghĩ tới dưỡng chất quan trọng bên trong sữa mẹ.

– Ăn uống thật đủ chất và đừng quên uống nước. Không ăn những thực phẩm đông lạnh, gia vị cay nóng, đồ cồn, cafein, thuốc lá…

– Nói không với căng thẳng và stress. Điều này thì mẹ nên san sẻ với người nhà mình.

– Vệ sinh bầu ngực thường xuyên mỗi lần bé bú xong.

– Đừng ngủ quên khi cho con bú vì như vậy bé dễ bị sặc.

– Tránh lao động quá sức

– Nếu phải dùng thuốc khi cho con bú phải hỏi ý kiến bác sĩ, vì một phần của thuốc sẽ vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới chức năng đào thải non nớt của bé.

Mẹ cho con bú nên ăn gì để nhiều sữa, con tăng cân?

Thiếu sữa, ít sữa là nỗi khổ mà chỉ có những người làm mẹ mới hiểu được. Ăn gì để cho con bú nhiều sữa và con tăng cân? Xem ngay đáp án dưới đây nhé:

– Đảo bảo thực đơn đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng: Chất tinh bột đường, chất xơ, chất béo, chất đạm.

– Một số thực phẩm giúp mẹ nhiều sữa khi cho con bú là: Nước, thịt nạc, rau xanh lá đậm, các loại hạt, trái cây và rau củ quả tươi, yến mạch, thì là, rau mùi, đu đủ xanh, mè, chất béo nguồn gốc thực vật,…

– Nếu đã áp dụng đủ mọi cách mà vẫn thiếu sữa mẹ hãy dùng viên uống Mabio. Với thành phần là thảo dược tự nhiên, viên uống giúp sữa mẹ về nhiều, đậm đặc hơn, con mát da mát thịt. Đặc biệt là mẹ về dáng rất nhanh.

Viên uống lợi sữa Mabio
Viên uống lợi sữa Mabio

Hiện nay, viên uống lợi sữa Mabio đang là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trong cộng đồng các bà mẹ bỉm sữa. Ngay cả những hotmom nổi tiếng như Nam Thương, Diệu Thúy… Cũng đã tin dùng.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về cách cho con bú. Hy vọng, với những kiến thức này, chị em sẽ áp dụng thành công và làm tốt thiên chức làm mẹ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 4]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.