CẢNH BÁO: Phụ nữ sau khi sinh thường xuyên đau đầu, chữa trị thế nào?

0 1.849

Đau đầu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, bệnh có thể tự hết hoặc cũng có thể trở thành mãn tính gây nguy hiểm. Vậy chứng đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh phải làm sao? Cách chữa trị cho các mẹ khi bị đau đầu như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để biết mức độ của mình để cải thiện chị em nhé!

Đau đầu sau khi sinh là hiện tượng phổ biến ở nhiều sản phụ
Đau đầu sau khi sinh là hiện tượng phổ biến ở nhiều sản phụ

Đau đầu là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ sau khi sinh

Theo thống kê, có tới hơn 50% phụ nữ bị đau đầu sau khi sinh con ở nhiều thời điểm khác nhau. Đau đầu có thể xuất hiện ngay sau sinh 24 giờ và phổ biến là 4 – 6 ngày sau đó. Biểu hiện đau đầu thường gặp đó là:

– Đau nhẹ hoặc đau nửa đầu

– Đau nửa đầu nhưng đau dữ dội ở một hoặc cả 2 bên thái dương, kèm theo hiện tượng buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng.

– Đau căng đầu, những cơn đau ở mức độ vừa phải, có cảm giác như đầu căng ra, đau ở cột sống và lan đến toàn bộ vùng đầu.

Bệnh đau đầu sau khi sinh có thể hết sau 1 – 2 tuần nhưng cũng có thể kéo dài trở thành mãn tính.

Phụ nữ sau khi sinh bị đau đầu: Nguyên nhân do đâu?

Không có sự khác nhau nào giữa các mẹ đau đầu sau khi sinh thường và sinh mổ, bất kể là sinh theo phương pháp nào các mẹ cũng sẽ bị đau đầu do các nguyên nhân sau:

– Nguyên nhân do thiếu máu: Thời kỳ mang thai và sinh con sản phụ bị mất rất nhiều máu, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau khi sinh ở các mẹ.

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu sau khi sinh
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu sau khi sinh

– Căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ: Áp lực chăm sóc con nhỏ, thức đêm để chăm con khi giờ giấc sinh học của bé chưa ổn định…

– Hormone thay đổi: Lượng estrogen trong máu suy giảm đột ngột khiến cho áp lực thành mạch máu tăng cao và gây nên tình trạng sau khi sinh hay bị đau đầu.

– Tác dụng phụ của thuốc: Đối với các mẹ sinh mổ, do tác dụng phụ của thuốc gây tê màng cứng. Thời gian đau đầu dạng này thường chỉ kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần.

– Sự phát triển của các gốc tự do: Các gốc tự do phát triển liên tục ở não bộ do quá trình chuyển hóa của cơ thể, tâm lý căng thẳng, môi trường thay đổi… Các gốc tự do tấn công vào lớp nội mạc mạch máu, hình thành lên các mảng xơ vữa, ngăn chặn máu lên não và gây nên tình trạng đau đầu.

– Đối với những phụ nữ ngoài độ tuổi 35, phụ nữ tiền sử đau đầu mãn tính, tiền đình sau khi sinh con sẽ dễ gặp hiện tượng đau đầu hơn người bình thường khác.

– Các nguyên nhân khác như mất nước, môi trường: Uống ít nước, không gian ở bí bách cũng gây nên tình trạng đau đầu ở chị em.

Cảnh báo: Khi nào chứng đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh trở thành nguy hiểm?

Hiện tượng bị đau đầu sau khi sinh có thể hết sau 1 – 2 tuần nhưng có thể kéo dài và trở thành những căn bệnh nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm sinh lý của sản phụ:

– Đau đầu khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không thoải mái khiến cho việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng vào cơ thể kém đi, làm cho chất lượng sữa mẹ giảm sút, thậm chí là không đủ sữa cho con bú.

– Khi thường xuyên bị đau đầu sau khi sinh các mẹ rất hay cáu gắt, kết hợp với một số tác nhân khác sẽ làm cho chị em dễ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Đau đầu kéo dài có thể dẫn tới bệnh trầm cảm sau khi sinh
Đau đầu kéo dài có thể dẫn tới bệnh trầm cảm sau khi sinh

– Đau đầu sau khi sinh có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật. Đây là hiện tượng nghiêm trọng xảy ra trước hoặc sau khi sinh em bé. Nếu thấy đau đầu kèm theo các biểu hiện đau bụng, khó thở, buồn nôn, mắt kém, protein trong nước tiểu tăng… Các mẹ phải ngay lập tức vào việc điều trị.

Cách chữa trị chứng đau đầu cho mẹ sau khi sinh: “Muộn còn hơn không”

Vậy bị đau đầu sau khi sinh phải làm sao? Khi các biểu hiện đau đầu còn nhẹ, các mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng của mình :

– Dùng túi chườm nóng: Đây là cách chữa trị chứng đau đầu sau khi sinh rất hiệu quả. Mẹ có thể chườm ở trán, 2 bên thái dương, các vùng cổ vai gáy sẽ khiến cơn đau đầu dịu đi đáng kể.

– Hít thở sâu: Khi bị đau đầu, các mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn và hít thở thật sâu để oxy lên não giúp mẹ tỉnh táo hơn.

– Uống nước đầy đủ: Mất nước là nguyên nhân gây ra đau đầu do đó để cải thiện được tình trạng này, các mẹ hãy uống nước khoảng 1,5  – 2 lít nước/ngày, bổ sung các loại hoa quả mọng chứa nhiều nước.

Uống trà gừng cũng có tác dụng giảm cơn đau đầu, kích thích máu lưu thông tới não. Đối với những mẹ có tiền sử đau đầu trước khi mang thai, nên chuẩn bị kẹo gừng hoặc hộp trà gừng bên cạnh khi cần.

– Ngồi thiền hoặc tập yoga: Đây là các biện pháp tập luyện với các động tác massage nhẹ nhàng sẽ làm cho cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn, máu tuần hoàn vào lưu thông lên não giúp xoa dịu những cơn đau đầu.

Các hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đầu sau khi sinh
Các hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đầu sau khi sinh

– Cải thiện chất lượng bữa ăn: Để chữa trị chứng đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh, các mẹ hãy thêm vào thực đơn của mình những món ăn như: gà tần ngải cứu thuốc bắc, canh bí đỏ thịt bằm, canh atiso nấu chân giò… Đồng thời trong mỗi bữa ăn hàng ngày các mẹ nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, canxi…Tránh dùng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sống, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafein…

– Cải thiện nơi ở: Nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, làm cho tinh thần của mẹ thoải mái, đẩy lùi được chứng đau đầu sau khi sinh.

– Tránh các vấn đề sang chấn tâm lý, cãi vã, buồn bực… Các mẹ có thể chia sẻ với chồng và người nhà về vấn đề của mình, không nên chịu đựng một mình sẽ khiến căng thẳng và bùng phát bất cứ lúc nào.

– Ngủ nghỉ đủ giấc: Khi nuôi con nhỏ, việc thức khuya là điều không thể tránh khỏi. Các mẹ có thể tranh thủ lúc bé ngủ để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe.

Vậy bị đau đầu sau khi sinh có dùng thuốc được không?

Nhiều mẹ băn khoăn: bị đau đầu sau khi sinh có dùng thuốc được không? Đối với những mẹ không cho con bú thì có thể dùng được, còn đối với những mẹ vẫn nuôi con bằng sữa mẹ thì các mẹ nên cân nhắc.

Trên thị trường vẫn có những loại thuốc chữa trị đau đầu cho mẹ sau khi sinh dành cho phụ nữ cho con bú như: Acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy vậy, để chắc chắn tình trạng của mình có nguy hiểm không, dùng thuốc gì là an toàn nhất, các mẹ hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Bị đau đầu là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để tránh những nguy cơ bệnh phát triển xấu hoặc trở thành mãn tính, các mẹ hãy thực hiện biện pháp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ như những chia sẻ nêu trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.