Có hẳn 5 cách trị để tiêu giảm đờm cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

0 614

Trẻ sơ sinh có đờm là hiện tượng rất phổ biến trong những năm đầu đời. Khi thấy em bé của mình khó khăn trong việc hít thở, cổ họng có tiếng “khò khè” làm cho các mẹ luôn cảm thấy xót xa. Vậy cách chữa trị để tiêu giảm đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào? Mẹ quan tâm tới chủ đề này hãy theo dõi bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị đờm? “Nó” có nguy hiểm không?

Đờm thực chất là sản phẩm của đường hô hấp được tiết ra từ các tế bào biểu mô của bộ phận này. Khi cơ thể phản ứng với những chất kích thích như gió, bụi, vi khuẩn, virus… sẽ tiết ra đờm để làm ẩm và loại bỏ những tác nhân đó. 

Mặc dù vậy, khi đờm tiết ra quá nhiều sẽ khiến cho trẻ khó chịu, cảm giác lúc nào đờm cũng “lập lờ” ở cổ họng từ đó gây ra sự khó khăn trong việc thở cũng như khiến trẻ dễ bị nôn trớ, ho.

Đờm nhớt ở cổ họng khiến trẻ khó chịu
Đờm nhớt ở cổ họng khiến trẻ khó chịu

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất non nớt, bé hay nhạy cảm với khói bụi, ô nhiễm, thời tiết giao mùa. Do vậy, hiện tượng đờm nhớt ở trẻ là điều không thể tránh khỏi.

Vậy đờm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không được chủ quan vì đờm ở trẻ nhỏ thường kéo dài hơn người lớn và thường đi kèm với các biểu hiện khác như ngạt mũi, ho. Trẻ lại không có khả năng “khạc nhổ” qua đường miệng vì thế đờm làm cho trẻ biếng ăn, khó ngủ, sặc, hay quấy khóc hơn. 

Tuy nhiên, mẹ cần phải hết sức thận trọng khi thấy trẻ sơ sinh có đờm kèm phát ban, sốt. Điều đó có nghĩa là trẻ đang mắc một bệnh nào đó chứ không đơn giản chỉ là cảm lạnh thông thường.

Trẻ sơ sinh có đờm: Để tự khỏi hay phải can thiệp?

Đờm không phải là một bệnh lý mà là biểu hiện của bệnh. Thực ra, đờm hay kể cả ho là những phản ứng tốt của cơ thể để loại bỏ những tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu muốn chữa khỏi cho trẻ, ngoài tiêu đờm cho bé mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh trước thì như vậy đờm mới có thể tự hết.

>>Xem thêm: Bé bị ho đờm xanh kéo dài lâu ngày phải làm sao và nên ăn gì?

Mẹ cần tìm ra căn nguyên vì sao trẻ có đờm nhớt
Mẹ cần tìm ra căn nguyên vì sao trẻ có đờm nhớt

Song tất nhiên, trong quá trình bị bệnh, nếu đờm nhớt nhiều quá các mẹ cần phải can thiệp bằng cách hút hoặc thực hiện biện pháp nào đó để loại bỏ đờm cho bé. Để đờm kéo dài ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con.

Cách chữa trị làm tiêu giảm đờm cho trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có đờm không nguy hiểm tới tính mạng song nó kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe của bé và thời gian, công sức của mẹ. Vậy làm thế nào để giảm đờm cho trẻ sơ sinh? Để làm được điều này mẹ thực hiện những việc sau:

1. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và khắc phục

Nếu là cảm lạnh, cảm cúm thì mẹ cần phải mặc ấm cho trẻ. Tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc tốt hơn cho bé. Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, tránh bụi và lông động vật. Nếu đờm nhớt kèm ho kéo dài nên cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân.

2. Hút tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

 Nên thực hiện cách này khi trẻ có nhiều mũi, đờm nhớt ở cổ họng. Có 2 cách hút đờm cho trẻ sơ sinh là hút bằng mũi hoặc hút thông qua đường miệng. 

  • Hút bằng miệng: Cách này cần phải có dụng cụ y tế chuyên dụng, khử khuẩn sạch sẽ. Mẹ có thể đưa bé tới các trung tâm y tế để thực hiện.
  • Hút bằng mũi: Mẹ xem thêm về cách hút mũi cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.
Làm giảm đờm nhớt cho trẻ sơ sinh
Làm giảm đờm nhớt cho trẻ sơ sinh

3. Vỗ rung đờm cho trẻ

  • Vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện khi trẻ còn đói. Tốt nhất là cách cữ bú hoặc ăn của trẻ 1 – 2 tiếng.
  • Tư thế nằm của trẻ: Trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi thì đầu trẻ cúi về phía trước hoặc mẹ cũng có thể bế vác trẻ.
  • Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ phổi vỗ lên để tống xuất đờm nhớt từ dưới lên. Nếu không biết phổi nằm ở đâu thì mẹ có thể ước lượng từ nửa lưng trên.
  • Cách vỗ: Bàn tay khum lại, dùng lực cổ tay để vỗ thành tiếng cho trẻ. Lưu ý làm đúng kỹ thuật thì trẻ sẽ không bị đau mà còn cảm giác dễ chịu. Mỗi lần vỗ khoảng 10 – 15 phút, sau đó mẹ sẽ thấy trẻ ho nhiều và nôn ra đờm nhớt.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt, ho và có đờm là bệnh gì? Chăm sóc bé thế nào?

4. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một trong những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ không được quên đó là phải cải thiện chế độ dinh dưỡng. 

  • Nên cho trẻ bú nhiều hoặc uống nhiều nước (trẻ trên 6 tháng mới nên uống nước) để làm loãng đờm ra. Nếu bé đã ăn dặm thì cần phải ăn thức ăn dạng lỏng.
  • Không nên ăn những thực phẩm như sữa chua, phô mai, sô cô la, kẹo ngọt, đậu nành vì có thể kích thích tăng tiết đờm ở trẻ.

5. Một số mẹo dân gian tiêu đờm cho bé

Mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để tiêu đờm cho bé như sau:

  • Sử dụng tinh dầu tràm. Dầu tràm tốt cho việc khử khuẩn và giảm đờm nhớt. Mẹ có thể sử dụng đèn xông tinh dầu để xông trong phòng ngủ, bé sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
Tinh dầu tràm rất hiệu quả để tiêu đờm cho trẻ
Tinh dầu tràm rất hiệu quả để tiêu đờm cho trẻ
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Cách này rất đơn giản mà hiệu quả cao, có thể giảm ho cho bé rất tốt. Lấy 5 – 7 lá hẹ rửa sạch hấp cách thủy với đường phèn sau đó cho bé uống.
  • Quất xanh, mật ong: Lấy 3 – 5 quả quất xanh bổ đôi, hấp cách thủy cùng với 1 thìa mật ong cho bé uống. Lưu ý không áp dụng cách chữa đờm nhớt này cho trẻ 1, 2, 3 tháng tuổi. Tốt nhất là không dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi để tránh dị ứng mật ong.

Đờm không đóng “vai ác” như các mẹ bỉm sữa vẫn nghĩ. Đây là phản ứng tốt của cơ thể. Tuy vậy, nếu trẻ sơ sinh có nhiều đờm quá mẹ cũng cần phải xử lý cho bé dễ chịu hơn đồng thời phải loại bỏ bệnh lý mà trẻ đang mắc phải thì mới mới triệt tiêu được đờm. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.