Hút mũi trẻ sơ sinh có sao không? Dùng miệng hay dụng cụ hút?
Thời tiết thay đổi, không khí ô nhiễm khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp kéo theo triệu chứng ngạt mũi, khó thở. Điều mà rất nhiều ông bố, bà mẹ băn khoăn chính là có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Dùng miệng hay dụng cụ, máy hút mũi cho bé? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
Nội dung chính trong bài
Giải đáp: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Bệnh về đường hô hấp là một trong những bệnh lý rất dễ lây lan và cũng hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện điển hình là ho, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt. Tuy là không quá nguy hiểm song chảy mũi nhiều, nghẹt mũi khiến cho trẻ rất mệt mỏi, khó chịu, ngủ không ngon giấc, thở “phì phò” bằng đường miệng có thể gây ra viêm họng.
Mặt khác, các bé lại không thể tự mình hỉ mũi hay vệ sinh được, mũi bé có thể chảy xuống họng hoặc “thập thò” ở cánh mũi cản trở đường thở của con. Theo các bác sĩ viện nhi, việc hút mũi cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết giúp trẻ dễ chịu, thông thoáng đường thở, ngăn mũi chảy xuống họng bé.
>>Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh hay bị thở khò khè? Cách khắc phục cho bé
Nên hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng hay bằng dụng cụ chuyên dụng?
Nói về vấn đề hút mũi cho trẻ sơ sinh, những ông bố bà mẹ cũng có “trăm phương ngàn kế” đối phó. Người thì dùng miệng của mình để hút mũi cho con trẻ, người dùng máy, dụng cụ hút mũi.
Lời khuyên dành cho hội “phụ huynh” là tuyệt đối không được dùng miệng để hút cho con. Đây là một kinh nghiệm rất phản khoa học. Miệng của người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn và “sẵn sàng” lây sang em bé với một sức đề kháng non nớt.
Hiện nay, có rất nhiều loại máy hay dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh chuyên dụng, các mẹ có thể tới các siêu thị mẹ bé uy tín để tìm mua. Cần nhắc nhở nên mua ở những nơi có thương hiệu, không nên mua hàng trên mạng trôi nổi ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
Khi nào được hút mũi cho bé? Hút bao nhiêu lần trong ngày là đủ?
Niêm mạc mũi của những đứa trẻ đặc biệt là sơ sinh rất mỏng, nếu chúng ta lạm dụng hút mũi quá nhiều cho bé sẽ làm khô hoặc teo niêm mạc dẫn tới vỡ mạch máu, chảy máu, ảnh hưởng tới khứu giác, đường hô hấp của con.
Mẹ chỉ nên hút mũi cho trẻ sơ sinh 2 lần/ ngày là đủ. Tốt nhất là lúc trẻ có nhiều nước mũi đặc. Thông thường là vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ ngon cho con. Cần thực hiện hút mũi lúc bé đang đói đề phòng trường hợp bé nôn ói.
Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn tại nhà
Mẹ có thể thực hiện hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà theo các bước sau:
Bước 1: Đặt bé nằm trên một chiếc gối cao vừa phải, nghiêng người bé sang một bên. Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý làm ẩm mũi và giúp cho dịch nhầy trong mũi loãng ra.
Bước 2: Dùng dụng cụ hút mũi cho bé. Lấy giấy hoặc khăn lau sạch đầu của dụng cụ hút và tiếp tục với bên mũi còn lại.
Bước 3: Sau khi hút xong mẹ vẫn giữ bé nằm nghiêng 10 giây. Có thể trong một vài lần đầu bé sẽ cảm thấy nhợn ói một chút do nước muối chảy xuống họng nhưng sau một vài lần là bé sẽ quen.
>>Xem thêm: “Bỏ túi” 5 cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Cha mẹ không nên lạm dụng hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều. Khi trẻ lớn hơn có thể dạy trẻ hỉ mũi.
Cùng cần phải cảnh báo, việc hút mũi cho em bé không phải là cách chữa bệnh mà chỉ là giải pháp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vì thế, các mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân chữa theo căn nguyên mới “giải quyết” được vấn đề.
Khi thấy trẻ ngạt mũi kèm theo các biểu hiện như ho, sốt, da tái… cần phải cho trẻ đi tới bệnh viện khám chữa kịp thời. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hút mũi cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng cách nhất.
Nguồn: Mebeaz.com
Xem thêm: