Phụ nữ có thai bị nổi mụn: Tùy tiện điều trị coi chừng giết con!

0 9.806

Bác sĩ giúp cháu với, cháu mới bầu được gần 3 tháng, trước mặt mũi cũng nhẵn nhụi, mịn màng mà không hiểu sao giờ có thai lại bị nổi mụn? Mặc dù cháu cũng hạn chế ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước và rửa mặt sạch sẽ hàng ngày.

Cháu đang rất buồn, định sử dụng kem trị mụn để thoát khỏi nỗi ám ảnh này nhưng lại lo ảnh hưởng đến em bé. Giờ cháu phải làm sao ạ?

(Chị Nguyệt, Hải Dương)

Nội dung chính trong bài

Có thai bị nổi mụn là tình trạng nhiều người gặp phải
Có thai bị nổi mụn là tình trạng nhiều người gặp phải

Trả lời

Bạn Nguyệt thân mến! Trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Thắc mắc của bạn cũng là nỗi buồn phiền, lo lắng của rất nhiều mẹ bầu khi có thai bị nổi mụn. Vậy chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Vì sao phụ nữ có thai dễ bị nổi mụn?

Phụ nữ có thai cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi, nổi mụn chỉ là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất bằng mắt thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

Nguyên nhân chủ quan khiến phụ nữ có thai bị nổi mụn

– Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai chính là nguyên nhân hàng đầu gây mụn. Thai kỳ khiến cho nội tiết tố androgen tăng lên. Đây là một loại hormone chủ yếu của nam giới và chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nữ giới, được tiết ra từ tuyến thượng thận và buồng trứng.

– Androgen tăng lên khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi, phát triển, không chỉ trên mặt mà còn có thể lan khắp cơ thể.

– Bên cạnh đó, phụ nữ có thai bị nổi mụn còn do hệ miễn dịch suy yếu, làn da trở nên nhạy cảm hơn, vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây mụn nhiều hơn.

– Ăn nhiều đồ cay nóng, gia vị tỏi ớt, uống nhiều rượu bia, chất kích thích… cũng khiến gan phải hoạt động quá tải, gây nóng trong người và sinh ra mụn.

– Phụ nữ có thai thường xuyên phải thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài cũng dễ bị nổi mụn do hoạt động của gan và thận suy yếu, chất độc tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều kết hợp với những bã nhờn trên da gây nên mụn bọc, mụn mủ…

Phụ nữ có thai bị nổi mụn do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Phụ nữ có thai bị nổi mụn do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Nguyên nhân khách quan khiến bà bầu bị nổi mụn

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan do thay đổi nội tiết tố thì phụ nữ có thai bị nổi mụn là do chịu tác động từ bên ngoài như:

– Sử dụng nguồn nước bẩn để rửa mặt.

– Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi lại không rửa mặt sạch sẽ hàng ngày.

– Trang điểm đậm hoặc sử dụng mỹ phẩm có tính dầu gây bít lỗ chân lông, khiến mụn mọc nhiều hơn.

– Ngoài ra, phụ nữ có thai bị nổi mụn cũng do một số thói quen xấu như: lười uống nước, hay sờ tay lên mặt, không vệ sinh chăn ga, gối định kỳ….

Có thai bị nổi mụn có ảnh hưởng gì không?

Phụ nữ có thai bị nổi mụn về cơ bản sẽ không gây hại trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé vì đây là hiện tượng thông thường do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Hầu hết, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 3 tháng đầu (khoảng thời gian hormone trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều nhất). Tới khi sinh con xong thì các nốt mụn cũng dần biết mất.

Tuy nhiên, một số người bị nhiều mụn, kéo dài trong suốt thai kỳ khiến tâm lý bị ảnh hưởng do mẹ bầu suy nghĩ, bận tâm quá nhiều, thậm chí ám ảnh về nó. Chị em luôn cảm thấy tự ti, buồn chán vì cho rằng mình xấu xí, sợ chồng chán, chồng chê….

Tâm trạng không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng, nhiều người còn bị tự kỷ. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, áp lực. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ có thai bị nổi mụn không trực tiếp gây hại cho sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chị em
Phụ nữ có thai bị nổi mụn không trực tiếp gây hại cho sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chị em

Vậy phụ nữ có thai bị nổi mụn nên làm gì? Tự điều trị có gây nguy hiểm không?

Một số trường hợp phụ nữ có thai bị nổi mụn, do nóng lòng muốn điều trị nên mua kem hoặc tự uống thuốc để trị mụn. Tuy nhiên, điều này mang lại không ít nguy cơ, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vì hầu hết các loại kem trị mụn đều có chứa chất isotretinoin – chất chống chỉ định cho thai phụ vì có thể gây dị tật thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh quái thai.

Một số loại thuốc khác như viên nội tiết giúp ngăn ngừa mụn, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin cũng không được dùng khi mang bầu. Ngoài ra, trong kem trị mụn còn có các thành phần benzoyl peroxide và hydrocortisone, retinoid, axit salicylic. Những chất này giúp ức chế, điều trị mụn hiệu quả nhưng phụ nữ có thai sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nhịp tim của bé.

Vì vậy, phụ nữ có thai bị nổi mụn muốn sử dụng thuốc hay các loại kem trị mụn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện mụn bằng cách:

Trị mụn từ bên trong

– Như đã nói ở trên thì phụ nữ có thai bị nổi mụn là do thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, cách để cải thiện hiệu quả, nhanh chóng tình trạng này là cân bằng nội tiết. Trước hết là thông qua chế độ ăn uống, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 (trong cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt…)

– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm, hoa quả.

– Tránh ăn đồ ăn nhanh, những chất quá béo, quá mặn hoặc quá ngọt, đồ uống chứa nhiều caffeine và các chất kích thích như chè, rượu bia… gây rối loạn nội tiết tố nữ.

– Bổ sung vitamin B, vitamin E… để dưỡng da khỏe mạnh, tránh bị vi khuẩn tấn công gây mụn.

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tạo thói quen sinh hoạt, làm việc, đúng giờ giấc, không thức quá khuya.

Phụ nữ có thai bị nổi mụn nên chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ có thai bị nổi mụn nên chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Chăm sóc da bên ngoài

– Giữ cho làn da sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần/ngày.

– Phụ nữ có thai bị nổi mụn tốt nhất nên hạn chế trang điểm, gây bít lỗ chân lông, tạo cơ hội cho mụn phát triển. Nếu có, cần tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm.

– Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để hạn chế tác động từ tia cực tím.

– Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên (2 lần/tuần). Nếu có thời gian, chị em có thể đắp mặt nạ dưỡng da bằng các nguyên liệu thiên nhiên (tinh bột nghệ, yến mạch…) hoặc sử dụng loại mỹ phẩm có nguồn gốc thảo dược, lành tính, phù hợp với làn da.

– Không tùy tiện sử dụng các loại kem trị mụn, nếu muốn, phải theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Nguyệt giải đáp được thắc mắc khi có thai bị nổi mụn. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng không quá đáng ngại. Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không suy nghĩ quá nhiều và làm theo hướng dẫn bên trên của chúng tôi. Trường hợp muốn dùng kem bôi hay thuốc uống trị mụn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nhé.

Nguồn: mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.