Phụ nữ có thai bị khó ngủ: Cẩn thận hại mẹ, hại cả thai nhi!
Bác sĩ cho cháu hỏi, có thai mà bị khó ngủ thì phải làm sao ạ? Cháu đang bầu ở tuần thứ 5, trộm vía ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, cũng không bị nghén nhiều nhưng không hiểu sao cứ tối đến là thấy rất khó ngủ, ngủ không ngon nên hôm sau người rất mệt.
Cháu đang rất lo lắng, không biết phải làm sao, chỉ sợ ảnh hưởng tới sức khỏe rồi cả thai nhi trong bụng nữa. Mong nhận được tư vấn sớm của bác sĩ để cháu thoát khỏi cảnh này!
(Nguyên An, Hải Dương)
Trả lời
Bạn Nguyên An thân mến. Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Mebeaz. Thắc mắc của bạn cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi có thai mà bị khó ngủ. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Nội dung chính trong bài
Vì sao phụ nữ có thai bị khó ngủ?
Tâm lý căng thẳng, lo lắng khiến phụ nữ có thai bị khó ngủ
Phụ nữ có thai bị khó ngủ do tâm lý căng thẳng, lo lắng. Đặc biệt là những người mang thai lần đầu, chưa có kinh nghiệm, thường lo lắng về sự phát triển của thai nhi. Từ đó, người mẹ cảm thấy áp lực, không thoải mái, suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ.
Phụ nữ có thai bị khó ngủ do ốm nghén
Phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thường bị ốm nghén, hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến một số triệu chứng chán ăn, nôn mửa, ăn không ngon miệng. Từ đó, cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ.
Thân nhiệt tăng
Khi có thai, thân nhiệt của người mẹ cao hơn mức bình thường khiến chị em cảm thấy nóng bức, khó chịu, mồ hôi ra nhiều. Cảm giác cơ thể lúc nào cũng nóng bừng khiến mẹ khó ngủ ngon giấc.
Nhịp tim tăng khiến phụ nữ có thai bị khó ngủ
Nhịp tim của bà bầu nhanh hơn để bơm máu tới dạ con và nuôi thai nhi. Từ đó, tim phải làm việc nhiều hơn khiến người mẹ bị mệt mỏi, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Đau lưng, chuột rút
Phụ nữ có thai thường có những biểu hiện bị đau lưng, chuột rút vào ban đêm, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ. Chị em có thể bị tỉnh giấc nửa đêm, cảm thấy khó chịu, nhức mỏi và rất khó để ngủ ngon trở lại.
Phụ nữ có thai bị khó ngủ do hoạt động hô hấp khó khăn hơn
Khi có thai giai đoạn đầu, những thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khiến hơi thở chậm và sâu, việc hít thở cũng trở nên khó khăn hơn. Khi thai nhi càng phát triển, dạ con chiếm càng nhiều chỗ, ép lên cơ hoành, khiến hoạt động của cơ hoành giảm, thai phụ phải hít thở nhiều hơn đẩy lấy oxy. Từ đó, người mẹ cũng mệt mỏi, mất sức nhiều hơn, ảnh hưởng tới giấc ngủ, khó ngủ.
Tư thế ngủ không thoải mái cũng khiến phụ nữ có thai bị khó ngủ
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, người mẹ cần thay đổi tư thế phù hợp để có thể ngủ thoải mái, ngon giấc. Nhất là trong những tháng cuối, khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, bụng mẹ ngày càng to. Nếu không chọn tư thế thoải mái thì sẽ rất dễ bị khó ngủ.
Hiện tượng tiểu đêm nhiều khiến phụ nữ có thai bị khó ngủ
Phụ nữ có thai cơ thể thay đổi từng ngày, đặc biệt dạ con ngày một lớn, gây chèn ép bàng quang khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên, nhất là vào ban đêm. Từ đó, khiến mẹ trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Phụ nữ có thai bị khó ngủ gây ảnh hưởng như thế nào?
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt phụ nữ mang thai thì lại càng cần được nghỉ ngơi, ngủ đúng, đủ giấc. Nếu mẹ bầu bị khó ngủ, mất ngủ sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tới cả mẹ và bé:
Phụ nữ có thai bị khó ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ
– Phụ nữ có thai bị khó ngủ, thiếu ngủ khiến cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần không được minh mẫn, tỉnh táo, dễ bị stress, căng thẳng, không thể tập trung.
– Ngủ không đủ giấc cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như: đau đầu, khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.
– Những thai phụ khó ngủ, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ sinh mổ cao hơn, quá trình chuyển dạ cũng lâu hơn.
Sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu khó ngủ
– Em bé sinh ra hay quấy khóc, do ảnh hưởng từ quá trình mẹ mang thai, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, tính tình khó chịu, hay cáu gắt.
– Trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân do người mẹ khó ngủ, thiếu ngủ trong thời gian dài.
– Con sinh ra có thể bị thiếu máu, nếu phụ nữ có thai bị khó ngủ, mất ngủ, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng vì đây là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn sẽ làm lãng phí quá trình tạo máu tự nhiên, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ có thai bị khó ngủ nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
Chú ý chế độ dinh dưỡng
– Phụ nữ có thai bị khó ngủ nên chú ý chế độ ăn uống đủ chất, đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám hỗ trợ giấc ngủ ngon.
– Không ăn quá nhiều vào buổi tối và ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn, tránh gây đầy bụng, khó ngủ.
– Giảm thức ăn chứa nhiều đường, đồ uống gây kích thích như cafe, trà… không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến phụ nữ có thai bị khó ngủ.
Chế độ luyện tập
Phụ nữ có thai muốn cải thiện tình trạng khó ngủ nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày, vận động, đi bộ… không chỉ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái mà còn giảm stress, giúp thai phụ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái tinh thần
Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, giữ cho tinh thần thoải mái, không làm việc quá nặng nhọc hay mất nhiều sức. Thai phụ có thể ngủ vào buổi trưa để giảm mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, tránh tình trạng khó ngủ về đêm.
Tư thế ngủ thoải mái
Thai phụ nên chọn cho mình tư thế ngủ vừa thoải mái, dễ chịu vừa không đè lên thai nhi, có thể nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Như vậy vừa hạn chế tình trạng phù nề, lại tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp, có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai.
Tạo một số thói quen tốt trước khi đi ngủ
– Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, đặc biệt là trước khi đi ngủ 2 tiếng.
– Dùng nước ngâm chân và massage cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để thư giãn, cảm thấy thoải mái sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
– Nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ, không thức quá khuya.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Nguyên An giải đáp được câu hỏi của mình về hiện tượng khó ngủ khi có thai. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp, bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và làm theo các hướng dẫn bên trên của chúng tôi để sớm cải thiện tình trạng khó ngủ nhé.
Nguồn: mebeaz.com