Phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén? Không bị nghén có sao không?

0 15.592

Trong chuyên mục tư vấn, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi như có thai mấy tháng thì nghén? Tại sao đã mang thai nhiều tháng rồi mà không nghén? Một số mẹ khác thì lại phàn nàn vì mình bị ốm nghén quá lâu.

Trong tâm lý của các mẹ, tất cả vấn đề này đều có thể gây nguy hiểm cho em bé, vì vậy họ không tránh khỏi lo lắng.

Nội dung chính trong bài

có thai mấy tháng thì nghén
Có thai bao nhiêu tháng thì ốm nghén?

Mẹ bầu hỏi về việc ốm nghén khi có thai

Hiểu được nỗi băn khoăn của mẹ bầu, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ, Mebeaz xin gửi đến mẹ bài viết tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất về tình trạng ốm nghén khi mang thai. Nào, các mẹ hãy cùng đón xem nhé!

Thông thường phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén?

Hỏi: Thưa bác sĩ, cháu dùng que thử thai thì thấy đã lên 2 vạch nhưng lại chưa thấy dấu hiệu gì của ốm nghén. Theo như cháu tính từ ngày quan hệ thì đến nay thai được khoảng 2 tuần rồi. Xin hỏi bác sĩ là thông thường phụ nữ có thai mấy tháng thì ốm nghén? Cháu kết hôn đã hơn 1 năm nên gia đình đang rất mong em bé ạ.

Trả lời: Vì rất khó xác định ngày quan hệ nào diễn ra sự thụ thai (nếu quan hệ thường xuyên), nên người ta thường tính tuổi thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt chứ không phải ngày quan hệ.

Theo cách tính này, tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Ví dụ như sau:

– Nếu ngày có kinh trong tháng 10: Từ ngày 5 đến ngày 10.

– Ngày quan hệ là ngày 20.

=> Như vậy thì tuổi thai được tính từ ngày 5/10, tức là trước khi quan hệ chứ không phải là ngày 20.

Cũng theo cách tính này, hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện từ tuần thứ 7 của tuổi thai. Một số khác có thể cảm nhận được các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với mùi sớm hơn 2 – 3 tuần.

có thai mấy tháng thì nghén
Bà bầu thường bị ốm nghén từ tuần thứ 7 của tuổi thai

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi mang thai mấy tháng thì nghén của bạn. Tuy nhiên để biết chắc chắn mình có đang mang thai hay không, hãy đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm.

Tại sao đã có thai 7 tuần mà không bị nghén?

Hỏi: Em nghe nói mang thai được vài tuần là ốm nghén, tôi đã đi siêu âm thai được 7 tuần nhưng sao vẫn không bị ốm nghén ạ?

Trả lời: Mốc thời gian 7 tuần tuổi chỉ là thước đo chung, trên thực tế nó còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ nữa. Vả lại, không phải cứ ốm nghén là nôn mửa, mệt mỏi; mà một số mẹ lại nghén ngủ, nghén ăn… Một số khác có thể không thấy dấu hiệu gì khác thường.

Em không nên lo lắng về tình trạng có thai 7 tuần không nghén của mình vì em đã đi siêu âm và được bác sĩ thăm khám rồi.

Vì sao có thai 4 tháng nhưng vẫn nghén?

Hỏi: Em đã mang bé được 4 tháng, 3 tháng đầu em nghén rất nặng, ngửi mùi gì cũng buồn nôn, ép mình ăn bao nhiêu rồi cũng nôn ra hết. 3 tháng đó em bị sụt 2 kg nhưng thấy các chị bảo 3 tháng đầu ốm nghén là chuyện bình thường nên em không đi khám.

Nhưng bây giờ em không hiểu tại sao mình có thai 4 tháng mà vẫn bị nghén, em vẫn không ăn uống được gì cả. Em phải làm gì bây giờ ạ?

Hỏi: Hầu hết các thai phụ đều bị ốm nghén trong 3 tháng đầu, tuy nhiên có khoảng 15 – 20% thai phụ có thể bị ốm nghén đến 3 tháng cuối, 5% ốm nghén đến tận lúc chuyển dạ. Trường hợp của em là bị ốm nghén kéo dài. Tình trạng này cũng không hiếm gặp.

Bình thường thì ốm nghén sẽ không gây ra nguy hiểm, nhưng nếu có thai 4 tháng mà vẫn nghén, em lại nghén nặng đến nỗi không ăn được gì, bị sụt cân thì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Em có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị cụ thể hơn.

có thai mấy tháng thì nghén
Ốm nghén phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng có thể kéo dài đến tháng thứ 4 hoặc lâu hơn

Có thai không bị nghén có sao không?

Hỏi: Em đã mang thai được 32 tuần nhưng từ khi bầu đến nay em không hề bị ốm nghén, em vẫn ăn uống và làm việc tốt mà không thấy bị mệt mỏi. Em đã đi siêu âm, bác sĩ bảo bé được 1,9 kg, phát triển bình thường. Như vậy có đúng không ạ?

Trả lời: Tùy theo cơ địa mà một số mẹ có thai nhưng không bị ốm nghén, hoặc là nghén ăn, nghén ngủ mà bà mẹ không nhận ra. Kết quả siêu âm và cân nặng của thai nhi như vậy là phát triển tốt, em nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và không cần lo lắng nhé!

Tư vấn: Tại sao phụ nữ thường bị ốm nghén khi có thai?

Có thai mấy tháng thì ốm nghén? Tại sao có mẹ đã có thai nhưng không có dấu hiệu nghén? Ngược lại có những mẹ đã qua 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn bị nghén? Tất cả đều xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố là HCG, progesterone và estrogen.

– HCG: Là hormone được sản xuất từ nhau thai và chỉ xuất hiện trong cơ thể khi người phụ nữ mang thai. Que thử thai là một dụng cụ test nhanh nồng độ HCG trong nước tiểu để biết một người phụ nữ có đang mang thai hay không.

Hormone này có tác dụng kích thích tiết estrogen và progesterone, do đó nồng độ HCG càng cao thì triệu chứng ốm nghén sẽ càng rõ rệt.

– Progesterone: Từ tuần thứ 7 của tuổi thai, nhau thai bắt đầu đảm nhiệm vai trò sản xuất progesterone thay cho hoàng thể, khiến nồng độ hormone này tăng lên.

Sự tăng lên đó giúp giãn cơ trơn tử cung để em bé phát triển thuận lợi. Nhưng đồng thời nó lại ảnh hưởng đến cả cơ trơn của đường tiêu hóa, khiến người mẹ cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.

– Estrogen: Sau khi trứng được thụ tinh, hàm lượng hormone estrogen tăng lên nhanh chóng do được tiết ra đồng thời ở cả buồng trứng và nhau thai. Chúng giúp mạch máu và tuyến sữa phát triển, nhưng sự tăng lên quá nhanh này lại khiến khứu giác trở nên nhạy cảm, kết quả là bà bầu dễ bị nôn ói khi ngửi mùi thức ăn.

– Ngoài ra, bà mẹ mang đa thai cũng thường bị ốm nghén nhiều hơn và sớm hơn so với những bà mẹ mang đơn thai.

có thai mấy tháng thì nghén
Hầu hết các triệu chứng ốm nghén đều do nội tiết tố gây ra

Làm gì để giảm bớt tình trạng ốm nghén khi có thai?

Có thai bị ốm nghén thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và em bé, nhưng nó sẽ gây ra một số khó chịu nhất định. Trong trường hợp này, bà mẹ có thể:

– Tránh xa những thực phẩm nặng mùi như mùi hành tỏi, dầu mỡ để hạn chế kích thích khứu giác của người mẹ.

– Nên bố trí cho người mẹ không gian rộng rãi, thoáng mát để nghỉ ngơi, thư giãn.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi vừa ngủ dậy.

– Đi bộ thường xuyên (nếu không có gì bất thường trong thai kỳ) vừa giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm các triệu chứng ốm nghén, lại vừa giúp bà mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn.

– Chọn kem đánh răng có mùi nhẹ để hạn chế buồn nôn khi đánh răng.

– Không ép thai phụ ăn những món mà thai phụ không muốn.

– Trong trường hợp bà bầu bị ốm nghén quá nặng, chẳng hạn như có thai 4, 5 tháng vẫn nghén hoặc nghén đến nỗi sụt cân, không ăn uống được gì, hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Nếu bà mẹ còn bất cứ thắc mắc gì về việc có thai mấy tháng thì nghén hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, đừng ngại để lại bình luận ngay phía dưới bài viết nhé! Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi lại sớm nhất có thể!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.