RÙNG MÌNH trước hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm trùng!
Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng có lẽ là một tình trạng vô cùng nguy hiểm và ám ảnh với nhiều bậc phụ huynh. Cùng Mebeaz xem một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và tìm hiểu nguyên nhân cũng như sự nguy hiểm của tình trạng này.
Nội dung chính trong bài
Vì sao rốn trẻ sơ sinh bị viêm, nhiễm trùng?
Khi trẻ sơ sinh chào đời, các cô y tá sẽ cắt dây rốn cho trẻ sau đó băng lại và trẻ được về nhà. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm rốn ở trẻ sơ sinh, trong đó, phải nhắc tới những nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhiễm trùng là do mẹ vệ sinh không đúng cách. Sự chăm sóc thiếu kiến thức do mất vệ sinh, dùng cách dân gian không có khoa học, bôi chất lạ lên rốn, kiêng khem quá mức…
– Nhiều mẹ sinh con ở nhà sử dụng dụng cụ cắt rốn không được vô trùng, gây viêm nhiễm.
Dù chủ quan hay khách quan thì chúng đều gây nên tình trạng viêm nhiễm, có mủ, một số trẻ còn gặp phải tình trạng uốn ván rốn gây tử vong.
>> Mách mẹ: Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để mau lành, nhanh khô
Các biểu hiện điển hình khi rốn trẻ sơ sinh bị viêm
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng chắc chắn sẽ khiến cho các bậc phụ huynh có cảm giác sợ hãi và đau lòng. Nhưng, mẹ cần nắm được những biểu hiện điển hình của bệnh để có hướng can thiệp càng sớm càng tốt.
– Nhiễm khuẩn rốn: Rốn thường ướt, rụng muộn và có mùi hôi. Thường, giai đoạn đầu không có mủ, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa, sưng tấy toàn thân.
– Rốn hoại tử: Rốn trẻ rụng sớm, tím, có chảy mủ kèm máu, mùi hôi, sưng tấy xung quanh rốn.
– Viêm rốn có mủ: Chân rốn có hiện tượng tấy đỏ, phù nề; có mùi hôi, chảy mủ vàng, luôn trong trạng thái ẩm ướt và rốn rất lâu rụng. Trẻ thường quấy khóc, mệt mỏi, sốt…
– Viêm mạch máu rốn: Trong cấu tạo của mạch máu rốn bao gồm 2 động mạch và một tĩnh mạch. Khi thai nhi vẫn trong bụng mẹ thì được nuôi dưỡng bằng tuần hoàn nhau thai; khi bé chào đời tuần hoàn nhau thai chấm dứt và phổi chính thức hoạt động, các mạch máu rốn vì thế xẹp và xơ hóa. Quá trình này sẽ diễn ra từ 6 – 8 tuần sau sinh, trong một số trường hợp nó diễn ra từ 9 – 11 tuần. Nếu mẹ chăm sóc rốn không tốt thì có thể khiến rốn bị nhiễm khuẩn dẫn tới tình trạng viêm mạch máu rốn.
Với tình trạng này, gan mật của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, rất dễ bị nhiễm trùng cũng như thành bụng phù nề, sưng tấy. Dùng tay vuốt từ thành bụng xuống rốn sẽ thấy máu chảy ra.
Những NGUY HIỂM khi rốn trẻ sơ sinh bị viêm, nhiễm trùng
Khi rốn trẻ sơ sinh bị viêm rất dễ ảnh hưởng tới những bộ phận khác đặc biệt là gan.
– Một khi nhiễm trùng rốn xuất hiện thì tình trạng này sẽ lan tới gan rất nhanh, nó thậm chí có thể đi vào máu và gây nên nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, nguy cơ tử vong của bệnh lý này là cực cao khoảng 40 – 80%.
– Một em bé sinh non, sinh tại nhà nếu bị nhiễm trùng rốn thì tỉ lệ trẻ bị uốn ván gần như 100%.
>> Xem thêm: 7 cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, thối siêu hiệu quả
Những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đầy “ám ảnh”
Những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đầy ám ảnh chắc chắn khiến cho các bậc phụ huynh phải cân nhắc, dành thời gian và sự quan tâm tới bộ phận này của trẻ ngay khi chào đời để tránh những sự cố đáng tiếc. Hãy để bé có được một chiếc rốn khô thoáng và sạch sẽ mẹ nhé!
Nguồn: Mebeaz.com