Năm 2021 hóa vàng ngày nào, đọc bài cúng gì để được may mắn?

0 5.417

Hóa vàng ngày tết là một trong những lễ tiết quen thuộc của nhân dân ta. Vào ngày này người ta chuẩn bị mâm cơm, bài cúng, kính cẩn dâng lên gia tiên nhà mình. Nhiều người cho rằng chọn lễ hóa vàng vào ngày nào sẽ quyết định sự may mắn, cát hung của gia đình trong một năm.

Nội dung chính trong bài

Hóa vàng ngày tết sao cho đúng cách
Hóa vàng ngày tết sao cho đúng cách

Hóa vàng ngày tết là gì?

Trong văn hóa của người Việt, hóa vàng ngày tết là một hình thức dâng giá trị vật chất cho thần linh, gia tiên tổ đường. Do không thể dâng bằng tiền mặt, nên người ta lấy tiền vàng mã để thay thế, tượng trưng.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh, trước đây tiền giấy không dùng để đốt mà sử dụng để chôn cùng người chết, rải trên đường đi tới mộ phần. Tuy nhiên, theo thời gian quan niệm này lại được thay thế bằng tục đốt vàng mã (hóa vàng) và được sử dụng rộng rãi từ thần cho tới dân.

Với lối tư duy “trần sao âm vậy” cộng thêm “phú quý sinh lễ nghĩa”. Lúc đầu người ta chỉ đốt chút vàng mã hình tròn, vuông giống đồng tiền, sau thì cúng cả ô tô, máy bay, điện thoại thông minh, đô la… với mong muốn được phù hộ nhiều hơn. 

Lễ hóa vàng vào ngày nào tốt nhất?

Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp tết ông công ông táo, dân ta sẽ cúng để tiễn Táo Quân về trời. Ngày 30, những người trong gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, hóa chân nhang của năm cũ, làm mâm cơm cúng tất niên mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. 

Lễ hóa vàng ngày Tết  diễn ra từ ngày 3 đến mùng 10 tháng Giêng nhưng phần lớn các gia đình chọn vào ngày mùng 3 (Năm nay 2021 sẽ rơi vào ngày 14/2 dương lịch). Tùy vào điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng và hóa vàng như một hình thức “tiễn chân các cụ” – Nói theo cách nói dân gian.

Nhiều người quan niệm, chọn lễ hóa vàng vào ngày nào sẽ quyết định tới tài vận của gia đình trong năm đó. Vì thế, trước khi hóa vàng sẽ xem xét tuổi tác cẩn thận mới quyết định cúng. 

>>Xem thêm: Tết Nguyên Đán 2021 là năm con gì? Lịch nghỉ Tết như thế nào?

Hiểu đúng về lễ hóa vàng ngày tết

Trước nay, nhiều người vẫn cho rằng việc bày mâm cúng hóa vàng như một hình thức tiễn ông bà tổ tiên về trời sau khi cùng con cháu ăn Tết. Tuy nhiên bản chất của việc hóa vàng là đón tài lộc về cho gia đình.

Lễ hóa vàng ngày Tết thực chất là đón phước lộc cho gia chủ
Lễ hóa vàng ngày Tết thực chất là đón phước lộc cho gia chủ

Thêm nữa, không phải cứ hóa vàng với mâm cao cỗ đầy là thể hiện lòng thành kính, có lễ tạ thì mới được gia tiên, thần phật chứng giám. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa điều này là không đúng, thể hiện sự thiếu “tinh tế” dẫn tới lãng phí một cách vô ích.

Tiến sĩ Đinh Đức Tiến (Khoa sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) khẳng định: Người dân chỉ cần đốt một chút vàng mã tượng trưng và hương khói cho gia tiên, thần Phật trong 3 ngày tết là đã phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt rồi. Đốt vàng mã với quan niệm “mua chuộc” được thần linh hay người âm là hoàn toàn vô lý, vừa lãng phí lại hủy hoại môi trường – Những hành động này đáng bị lên án.

Đồ cúng và các bước tiến hành hóa vàng

Đồ cúng trong ngày lễ hóa vàng rất đơn giản, không cầu kỳ nhưng cũng cần phải trang trọng và “tinh tế”:

– Một mâm cơm mặn hoặc chay gồm những món ăn truyền thống ngày Tết như: giò, chả, gà luộc, chân giò, bánh chưng, món nấu, món xào.

– Trái cây, hoa, đèn nến.

– Trầu cau, rượu, bánh kẹo.

– Một ít tiền âm phủ (tượng trưng), mỗi loại một ít.

– Có thể thêm 2 cây mía vì theo quan niệm dân gian đây là dụng cụ để các cụ gánh đồ cúng về trời.

Mâm cúng hóa vàng
Mâm cúng hóa vàng

Tất cả đồ lễ được đặt trước bàn thờ để gia tiên về thụ hưởng. Khi thực hiện xong nghi lễ khấn cầu, gia chủ sẽ đợi một tuần hương (một nén hương cháy hết) rồi mang vàng đi hóa.

Nơi hóa vàng cần sạch sẽ. Mỗi đồ lễ tiền vàng phải đặt riêng và hóa theo cấp bậc từ cao xuống thấp. Hai cây mía cũng được hơ qua lại trên đống vàng mã đang cháy.

Trong lúc hóa, gia chủ khấn mời thần phật, vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, lòng thành và cũng để tiễn gia tiên về cõi âm. Hóa xong, lấy một ly rượu vảy vài giọt lên thì mới linh thiêng và người âm mới nhận được (lý giải của dân gian). Xong xuôi, thì xin hạ lễ thụ lộc. 

>>Xem thêm: Ngày tết ông công ông táo: Chuẩn bị vật phẩm, bài cúng sao cho đúng?

Lễ hóa vàng là ngày con cháu tề tựu đông đủ
Lễ hóa vàng là ngày con cháu tề tựu đông đủ

Văn khấn (bài cúng) hóa vàng

Để trang trọng và thành kính hơn, gia chủ có thể đọc một bài văn khấn hóa vàng ngày tết như sau:

Nam mô a di đà Phật ! (đọc 3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lại Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Con lạy các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con tên là:…

Ngụ tại địa chỉ:…

Con thành tâm, kính cẩn thắp nén hương trầm, sắp sửa mâm cơm, cúng dâng trước án.

Con kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, tết Nguyên Đán thì đã qua, nay con xin thiêu hóa kim ngân để tạ Tôn Thần, rước tiễn vong linh gia tiên về với cõi âm.

Xin phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho con cháu hưng thịnh, bình an.

Con xin kính cẩn, cúi xin được chứng giám.

Nam mô a di đà phật! (3 lần).

Tục hóa vàng ngày tết trước tiên với ý nghĩa là để tỏ lòng thành kính với thần linh, tổ tiên nhà mình. Thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ra. Sau nữa là phản ánh ước mong về một tương lai tươi sáng, của cải dồi dào, một năm sung túc. Tuyệt đối không phải là ngày đốt vàng mã “vô tội vạ”, “hối lộ” thần linh như nhiều người vẫn nghĩ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.