Trong nhà nên để mấy bát hương? Ý nghĩa, thủ tục thay như thế nào?

0 2.913

Trong nhà nên để mấy bát hương? Có nên bốc lại bát hương không? Ý nghĩa, thủ tục thay bát hương gia tiên, thổ công, thần tài như thế nào? Cách đặt trên bàn thờ ra sao? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là vào những ngày cuối năm Tết đến, xuân về, chuẩn bị dọn dẹp lại nhà cửa, hương khói cho tổ tiên.

Vậy hãy cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để giải đáp hàng loạt thắc mắc trên nhé!

Nội dung chính trong bài

Trong nhà nên để mấy bát hương

Trong nhà nên để mấy bát hương?

Bát hương là vật không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình, nơi đại diện cho linh hồn của những người đã khuất, tổ tiên, Thần, Phật… giúp gia đình được phù hộ, mang lại bình an bởi chính gia tiên của mình. Vậy trong nhà nên để mấy bát hương?

Thông thường, mỗi gia đình thường thờ cúng: Phật, Thần hay các quan (Thổ Công, Thổ Địa,  Long Mạch, Táo Quân, Thần Đất, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần) và thờ Gia tiên (Ông bà, bà Cô, ông Mãnh…)

Vì vậy, để việc thờ cúng được trọn vẹn thì trong nhà nên có 2 bàn thờ, trong đó:

  • Bàn thờ Phật: Có 1 bát hương.
  • Bàn thờ còn lại: Thờ Thần và gia tiên nhưng phải có 3 bát hương.

Cách đặt bát hương trên bàn thờ

Bàn thờ Phật có 1 bát hương thì không cần sắp xếp. Bàn thờ còn lại sẽ phải đặt bát ở giữa, to nhất, cao nhất là thờ các Quan, Thần. Bát bên phải, thờ Gia tiên, các cụ kỵ, ông bà. Bát bên trái là thờ Bà cô, ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu.

Nhiều gia đình hiện đang gộp 3 bát hương thành 1. Tuy nhiên, theo nhiều lời khuyên thì điều này là không nên vì các Quan, Thần không thể ở chung với vong linh của tổ tiên được.

Cốt bát hương là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Bát hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi gia đình, thể hiện sự thành kính với các Quan, Thần và tổ tiên. Vì vậy, nếu muốn được tổ tiên phù hộ, tránh khỏi những điều xui xẻo, tai bay vạ gió thì bát hương cần được đặt 1 cách cẩn thận. 

Theo đó, cốt bát hương (đặt trong bát hương) cũng cần đảm bảo đầy đủ, sạch sẽ thì mới có thể mang lại tác dụng khai sáng cho bát hương. 

Cốt bát hương gồm:

  • Tro nếp: Tro được đốt bằng rơm nếp, có tính tơi xốp, không bị bết dính, tiện lợi khi thắp nhang. Đồng thời, đây còn là biểu tượng cho sự biết ơn, lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. 
  • Thất bảo: Bao gồm các vật như: thiếc vàng, thiếc bạc, ngọc, thạch anh, mã lão, xà cừ (ngọc trai) và san hô đỏ, có ý nghĩa quan trọng, là lòng cốt của bát hương, tượng trưng cho việc thờ cúng của mỗi gia đình.

Cốt bát hương là gì?

Chất liệu làm bát hương

Chọn chất liệu làm bát hương còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố phong thủy: không gian nhà, không gian bàn thờ, tuổi, mệnh của gia chủ… sao cho cân bằng âm dương.

Thông thường, chất liệu làm bát hương thường được dùng là: đồng và gốm sứ:

  • Bát hương bằng đồng: Đại diện cho yếu tố kim, được sử dụng từ thời xa xưa, đặc biệt là những gia đình giàu có vì nó có nhiều họa tiết tinh xảo, đẹp mắt.
  • Bát hương bằng gốm sứ: Đại diện cho yếu tố thổ trong ngũ hành phong thủy.

Dù chọn lựa chất liệu làm bát hương bằng gì thì cũng cần đảm bảo 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 

Có nên thay, bốc lại bát hương không?

Cuối năm là dịp để các gia đình dọn dẹp, vệ sinh lại nhà cửa cũng như bàn thờ cúng tổ tiên. Vậy câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc là: Có nên thay, bốc lại bát hương không? Có sợ mất tài lộc hay phạm vào đại kỵ?

Bốc lại bát hương là đổ hết tro cốt của bát hương ra rồi rửa sạch bát hương hoặc mua mới để bốc lại. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Chiến cho biết:

Khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết không nhất thiết phải thay hay bốc lại bát hương. Việc làm này chỉ cần thiết khi chuyển sang nhà mới hoặc những gia đình muốn gộp (tách) bát hương. Còn nếu gia đình đang yên ấm, không có vấn đề gì thì không cần thiết phải bốc lại, chỉ cần tỉa chân nhang là được.

Có nên thay, bốc lại bát hương không?

Ý nghĩa thay bát hương 

Thay bát hương là việc cần thiết trong 1 số trường hợp: 

– Phạm vào những điều đại kỵ như: bát hương làm bằng đá, đựng cát trong bát hương, bát hương bị xê dịch hoặc đặt chông chênh…

– Giúp cho bàn thờ được sạch sẽ, thanh tịnh, trang nghiêm, phần nhang đầy không bị rơi rớt ra ngoài. 

Tuy nhiên, nhiều gia đình cho rằng không cần thay bát hương vì nhang càng đầy thì càng linh và nhiều lộc nên để từ năm này sang năm khác mà không dọn dẹp. Điều này hoàn toàn sai lầm, khiến cho bàn thờ không được sạch sẽ, thậm chí khi cắm thêm nhiều nhang quá có thể gây đổ bát hương.

Thủ tục thay bát hương

Việc thay, bốc lại bát hương cần thực hiện 1 cách thành tâm, cẩn thận, theo đúng thủ tục để không phạm điều tối kỵ, động bát hương, tượng thờ và bị quở trách, việc làm ăn sẽ không có lộc.

Cách bốc bát hương gia tiên

– Bước 1: Chuẩn bị bát hương mới: Sau khi mua về phải rửa qua nước muối, rượu gừng, pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng. Nước đã rửa bát hương phải đổ ra trước sân hay vẩy xung quanh nhà, không được đổ xuống cống.

– Bước 2: Cho cốt bát hương vào (gồm tro nếp và thất bảo). Ở đáy lót một mảnh giấy trang kim vàng để vừa sạch sẽ, vừa đề phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy.

– Bước 3: Đọc kinh hay chú Mật Tông của nhà Phật để đặt yên vị bát hương.. Lúc đặt bát hương cần phải căn chỉnh chính xác, ngay ngắn sao cho mặt nguyệt nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và các bát hương cần ở vị trí chính giữa so với 2 cạnh bên bàn thờ. Sau đó, gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên, thần phật.

Cách bốc bát hương gia tiên

Cách bốc bát hương Thần tài

Bốc bát hương thần tài được tiến hành khi gia chủ chuyển nhà mới, bát hương bị cũ, hỏng…

– Bước 1: Thỉnh bàn thờ Thần tài về nhà. Nên chọn mua bộ bàn thờ Thần tài bằng chất liệu gốm sứ thủ công hoặc gốm sứ Bát Tràng cao cấp (nếu có điều kiện).

– Bước 2: Vệ sinh bát hương và đọc chú “nhập thần” để tiến hành nghi lễ cúng. Gia chủ nên sử dụng nước lá bưởi để tắm qua cho tượng thờ Thần tài rồi sau đó mang lên chùa để nhờ các sư thầy đọc chú niệm nhập thần.

– Bước 3: Chuẩn bị cốt bát hương cho vào rồi làm lễ khấn an vị bát hương

Cách bốc bát hương thổ công

Cách bốc bát hương thổ công cũng tương tự như bốc bát hương Gia tiên và Thần tài. Bao gồm các bước:

– Bước 1: Chuẩn bị bát hương, cốt hương, nước gừng hoặc nước rượu gừng, hương hoa, lễ vật tùy tâm.

– Bước 2: Bát hương mua về cần lau sạch rồi đặt cốt bát hương vào.

– Bước 3: Đặt bát hương lên bàn thờ rồi khấn thỉnh

Lưu ý: Bát hương thổ công thường to nhất, đặt ở vị trí cao hơn và chính giữa so với bát hương bà cô tổ và bát hương gia tiên.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi trong nhà nên có mấy bát hương? Có nên bốc bát hương không, ý nghĩa và thủ tục bốc lại bát hương như thế nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp độc giả hiểu thêm về những nghi lễ thờ cúng trong nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 3.7]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.