Cần gấp: Làm sao để không bị rụng tóc sau sinh các mẹ ơi?

0 420

Làm sao để không bị rụng tóc sau khi sinh con? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bởi rụng tóc không chỉ gây phiền phức mà còn ảnh hưởng cực kỳ lớn đến yếu tố thẩm mỹ của phái đẹp.

Nội dung chính trong bài

Tại sao chị em bị rụng tóc sau khi sinh?

Để biết được làm sao để không bị rụng tóc sau khi sinh, chúng ta cần tìm được căn nguyên của vấn đề này.

Rụng tóc sau khi sinh được cho là liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó phổ biến nhất là nồng độ estrogen và stress sau sinh. Nó diễn ra trầm trọng và gây phiền phức trong giai đoạn khoảng 3 – 4 tháng sau sinh.

– Nồng độ estrogen: Ở phụ nữ, rụng tóc liên hệ rất mật thiết với nồng độ estrogen trong cơ thể, cụ thể là estrogen cao thì rụng tóc chậm lại, còn estrogen thấp thì rụng tóc tăng nhanh.

Trong thời gian mang thai, estrogen tiết ra nhiều để phù hợp với sự phát triển của em bé. Nhưng sau khi sinh con và đặc biệt là trong quá trình cho con bú, estrogen giảm mạnh để nhường chỗ cho hormone tiết sữa prolactin.

Giảm estrogen sau sinh không chỉ gây rụng tóc mà còn kéo theo một số rắc rối khác như sạm nám da, khô hạn, suy giảm ham muốn. Do đó khi thắc mắc làm sao để không bị rụng tóc sau khi sinh, người ta thường tìm đến các giải pháp có liên quan đến cải thiện nồng độ estrogen.

– Stress: rất phổ biến sau khi sinh. Tình trạng này diễn ra do người mẹ bị mất ngủ, thức đêm để dỗ con, thay tã hoặc cho con bú. Họ thường stress trầm trọng hơn nếu con thường xuyên bị ốm, người thân không quan tâm, áp lực từ gia đình chồng, mâu thuẫn trong quan điểm chăm con hay gánh nặng về tài chính.

Stress kéo dài không chỉ gây rụng tóc trầm trọng sau sinh mà còn có thể dẫn đến trầm cảm cực kỳ nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, khi bị trầm cảm mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mẹ có thể tự kết liễu bản thân và làm hại cả em bé như một cách giải thoát.

Rụng tóc sau sinh có đáng lo không?

Rụng tóc sau khi sinh có thể gây hói nhẹ trong một thời gian ngắn. Điều này khiến cho phần lớn sản phụ cảm thấy lo lắng hoặc stress trầm trọng hơn, thậm chí nhiều chị em nhạy cảm còn có thể khóc rất nhiều.

Tuy nhiên, rụng tóc sau khi sinh không thật sự đáng lo. Hầu hết tình trạng sẽ tự giảm, sau đó tóc sẽ mọc lại khi người mẹ loại bỏ được các yếu tố gây stress, hoặc nồng độ hormone estrogen trong cơ thể được phục hồi. Quá trình này có thể mất vài tháng đến một năm.

Làm sao để không bị rụng tóc sau khi sinh?

Làm sao để không bị rụng tóc sau khi sinh? Việc này thật sự khó, chúng ta chỉ có thể tìm cách để tóc không bị rụng nhiều sau khi sinh. 

Ở người bình thường, cứ 5 năm lại thay toàn bộ tóc một lần, tuy nhiên nó chia ra thành từng giai đoạn và khu vực nên chúng ta không để ý. Có thể bạn không tin, nhưng mỗi ngày chúng ta cũng rụng trung bình 50 sợi tóc.

Mặc dù không có cách để không bị rụng tóc sau khi sinh, nhưng chúng ta có một số mẹo để làm giảm tình trạng này:

– Không nên gội đầu quá nhiều, khoảng 2 – 3 ngày 1 lần là đủ. Cũng không nên kiêng gội đầu quá lâu sẽ làm chân tóc bị bẩn, ngứa và rụng nhiều hơn. Thay dầu gội có chất tẩy rửa mạnh bằng các loại có thành phần thảo dược, tự nhiên. 

– Sau khi gội có thể sấy tóc, nhưng không nên sấy ở nhiệt độ cao hoặc sấy quá khô.

– Dùng lược răng thưa để chải đầu và không nên chải quá mạnh.

– Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Nếu gặp khó khăn trong việc chăm con, có thể chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ từ gia đình.

– Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, nước trái cây, sữa.

– Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, chúng rất cần cho sữa mẹ và góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng mái tóc.

– Sử dụng viên uống bổ sung để cải thiện nồng độ estrogen đến mức vừa phải nhưng không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Hiện nay có rất nhiều người đang dùng viên uống nội tiết tố nữ SLady và cho hiệu quả tích cực, mẹ có thể tham khảo.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức về việc làm sao để không bị rụng tóc sau khi sinh. Trong trường hợp người mẹ bị rụng tóc nhiều kèm theo ngứa đầu trầm trọng, nhiều gàu thì rất có thể bị nấm đầu. Khi đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.