Mang thai 5, 6, 7, 8 tuần bị ho: Có nguy hiểm? Khắc phục sao?

0 843

Tình trạng mẹ mang thai bị ho vào tuần thứ 5, 6, 7, 8 của thai kỳ trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, đây là những tuần đầu khi mang bầu nên thường khiến mẹ vô cùng hoang mang và lo lắng. Vậy, ho trong giai đoạn này thường xuất phát từ những nguyên nhân nào và hướng khắc phục sao cho an toàn?

Nội dung chính trong bài

Lý giải nguyên nhân vì sao mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần?

Ho do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng, về cơ bản, khi mang thai bị ho chị em thường nghĩ tới các nguyên nhân như: viêm đường hô hấp, cảm lạnh hay cảm cúm….

Lý giải nguyên nhân vì sao mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần?
Nguyên nhân gây ho ở mẹ bầu có thể do cảm cúm, cảm lạnh….

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nội tiết tố có sự thay đổi, ốm nghén, khiến mẹ không ăn uống được nhiều chính vì thế nó ảnh hưởng tới sức đề kháng của mẹ bầu. Rất dễ dàng khi vi khuẩn từ môi trường xung quanh hay từ người bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ và khiến mẹ bị ho.

Cùng với đó, những thay đổi của thời tiết, nhiệt độ lên xuống thất thường, độ ẩm không khí chênh lệch… có thể khiến mẹ bị hắt hơi và sổ mũi. Mũi cũng tích cực tiết chất nhầy và điều này khiến chị em bị ngạt mũi, kho khan, ho có đờm.

Có thai 5 tuần bị ho, 6 tuần hay 7, 8 tuần ho cũng vì thế mà dễ hiểu!

>> Có thể mẹ quan tâm: Phụ nữ có thai sức dầu, cạo gió được không?

Mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Có thai 7 tuần bị ho hay có thai 8 tuần bị ho thường khiến cho mẹ khá mệt mỏi. Các bà bầu tuyệt đối không được chủ quan nếu tình trạng không có xu hướng thuyên giảm. 

Ho khi mang thai hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi 5, 6, 7, 8 tuần tuổi. Khi ho, những cơn co thắt tử cung được hình thành do đó nguy cơ sảy thai cũng vì thế xuất hiện. Việc sinh non hay dọa sảy thai rất dễ xảy ra.

Khi mang thai những tháng đầu, cơ thể mẹ thường mệt mỏi và ngủ không được ngon giấc, ăn uống không được ngon miệng. Cần phải căn cứ vào nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng tới thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.

Mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
Ho khi mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Nếu, mẹ bầu gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Ho dai dẳng, kéo dài
  • Ho ra máu
  • Ho nhiều khiến mẹ mệt mỏi và kiệt sức
  • Ho ra đờm, khó thở
  • Mẹ bị sốt, đau nhức cơ thể

Mách mẹ hướng khắc phục khi mang thai bị ho lúc 5, 6, 7, 8 tuần

Mang thai bị ho trong 3 tháng đầu mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu các triệu chứng bệnh nặng, cần thăm khám để có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng những bài thuốc chữa ho dân gian, lành tính sau:

Mật ong + tỏi

Chuẩn bị:

  • 30ml mật ong
  • 5 tép tỏi

Cách thực hiện:

  • Đập nát 5 tép tỏi và hấp cách thủy với 30ml mật ong.
  • Hấp cách thủy khoảng 10 phút thì tắt bếp, để nguội. Mỗi lần uống 10ml. Dùng xong cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Mật ong + tỏi
Tỏi hấp mật ong: thần dược giúp mẹ trị ho

>> Xem thêm: Có thai 6 tuần bị viêm họng: Mẹ bầu không uống thuốc thì làm gì?

Lê chưng đường phèn

Mật ong hấp tỏi có tác dụng giảm ho và ngứa họng. Nếu mẹ kiên trì áp dụng chỉ sau vài ngày thực hiện sẽ thấy ho thuyên giảm đáng kể.

Chuẩn bị:

  • 1 quả lê
  • 1 vài lát gừng
  • 1 thìa đường phèn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lê, bỏ vỏ, thái hạt lựu. Gừng dập nhỏ.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào một chiếc bát nhỏ và hấp cách thủy 30 phút.
  • Chắt lấy nước uống, mỗi lần 15ml. Mỗi ngày 3 – 4 lần.

Chanh đào mật ong trị ho hiệu quả

Bài thuốc trị ho bằng chanh đào mật ong được sử dụng với cả trẻ nhỏ. Chính vì thế, tình trạng có thai 8 tuần bị ho hay 6, 7 bị ho cũng hoàn toàn có thể áp dụng được.

Chuẩn bị:

  • 1kg đường phèn
  • 0.5 lít mật ong
  • 1kg chanh đào
  • 2 thìa muối trắng
  • 1 củ gừng

Cách thực hiện:

  • Chanh đào rửa sạch và để ráo nước sau đó cắt thành những lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh.
  • Cứ xếp một lớp đường thì lại thêm một lớp chanh. 
  • Sau cùng, đập dập củ gừng thả vào, thêm vào đó 2 thìa muối trắng. Rồi, đổ mật ong vào sau cùng.
Chanh đào mật ong trị ho hiệu quả
Bộ đôi chanh đào mật ong: vừa hiệu quả, vừa dễ làm

Một số lưu ý khi mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần

Trong quá trình mang thai bị ho, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy lưu ý và cân nhắc một số điều sau để nhanh chóng phục hồi sức khỏe:

– Không tự ý sử dụng các loại thuốc: Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào. Khi được hướng dẫn dùng thuốc ho cho bà bầu thì cần phải sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và thăm khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Nếu tình trạng ho không đi kèm với đau ngực, tức ngực, ho có đờm… thì không nhất thiết phải dùng thuốc. Những phương pháp dân gian chữa ho được sử dụng nhiều và mang tới những hiệu quả khá an toàn, tích cực.

– Mẹ bầu khi bị ho thường mệt mỏi nên mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng được phục hồi.

– Hàng ngày vệ sinh bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Một số lưu ý khi mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần
Khi các triệu chứng nghiêm trọng mẹ nên thăm khám sớm

– Tình trạng ho dai dẳng, kéo dài, ho có đờm, thì có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, ho lao… cần nhanh chóng thăm khám.

– Mang thai bị ho mẹ cũng cần phải quan tâm và cân nhắc tới chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn những món ăn nhẹ nhàng như súp, cháo, canh hầm…rất tốt cho hệ tiêu hóa.

>> Nỗi ám ảnh của mẹ bầu: Có thai bị cảm cúm phải làm sao?

Mang thai bị ho vào tuần thứ 5, 6, 7, 8 của thai kỳ mẹ không nên quá chủ quan nhưng cũng không cần phải lo lắng quá mức. Xác định nguyên nhân gây bệnh của mình là gì, áp dụng hướng điều trị dân gian trước. Nếu tình trạng tiến triển không thuyên giảm thì cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 4]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.