Khó chịu vì mang thai bị ợ nóng: Bà bầu nên làm gì để cải thiện?

0 1.555

Mang thai bị ợ nóng là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải, cứ 10 người thì có tới 8 người bị. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này khiến các bà bầu khó chịu, chán ăn, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu? Ợ nóng có nguy hiểm không và bà bầu nên làm gì để cải thiện triệu chứng này? Cùng Mebeaz theo dõi trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Mang thai bị ợ nóng
Mang thai bị ợ nóng

Ợ nóng khi mang thai là gì?

Ợ nóng khi mang thai (còn gọi là trào ngược axit hay chứng khó tiêu axit) xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, hoặc trào ngược lên họng, khoang miệng để lại vị chua và đắng. Ngoài ra, ợ nóng còn gây cảm giác nóng rát, khó chịu ở phần ngực dưới và cuống họng.

Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ nhưng chủ yếu là giai đoạn giữa và cuối, khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, đẩy ruột non và dạ dày lên cao, làm chậm sự tiêu hóa và đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ợ nóng

Phụ nữ mang thai bị ợ nóng chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là hormone  progesterone tăng lên, làm giãn cơ tử cung, để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chính sự gia tăng này lại vô tình làm giãn van dạ dày, khiến một lượng nhỏ axit bị trào ngược ra, gây cảm giác nóng ran ở cổ họng. 

– Bên cạnh đó, progesterone cũng làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa, thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit được tiết ra nhiều hơn. 

– Thai nhi có kích thước ngày càng lớn sẽ chèn ép dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, gia tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản. 

Ợ nóng khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên thì mang thai bị ợ nóng là do sự thay đổi nội tiết tố, hầu hết các mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này. Ợ nóng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách duy trì lối sống khoa học, có chế độ ăn uống hợp lý.

Tuy nhiên, nếu bị ợ nóng khi mang thai kèm với 1 số biểu hiện bất thường sau thì các mẹ không nên chủ quan:

  • Bà bầu bị ợ nóng kèm với đau rát cổ họng. Ngoài ra, nếu thấy đau ở vùng trên dạ dày và dưới xương sườn, rất có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
  • Đau vùng trên bên phải dạ dày trong thời gian thai phụ bị ốm, đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan trong thai kỳ.
  • Nếu tình trạng ợ nóng khi mang thai kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể mẹ gặp vấn đề về tiêu hóa như viêm, loét dạ dày.

Tất cả những trường hợp này đều cần được bác sĩ thăm khám, theo dõi thường xuyên để có giải pháp điều trị kịp thời.

Bà mẹ cần đi khám nếu tình trạng ợ nóng khi mang thai ngày càng nghiêm trọng
Bà mẹ cần đi khám nếu tình trạng ợ nóng khi mang thai ngày càng nghiêm trọng

Bà bầu bị ợ nóng nên làm gì?

Bên cạnh việc thông báo cho bác sĩ các triệu chứng cũng như những bất thường của cơ thể, các thai phụ có thể giảm chứng ợ nóng khi mang thai bằng cách:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa, bà bầu có thể chia thành 6 bữa nhỏ, trải đều trong ngày.
  • Tìm hiểu xem bà bầu bị ợ nóng nên ăn gì? Trái cây (chuối), sữa hạnh nhân, cháo bột yến mạch, rau lá xanh, các loại trà (trà gừng), lá bạc hà, cam thảo, các loại cá (nướng, luộc hấp, không nên chiên rán)…. đều là những thực phẩm giúp giảm chứng ợ nóng khi mang thai.
  • Tránh những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein… hoặc các loại trái cây chứa nhiều a-xít như cam, chanh, quýt, cà chua…
  • Không ăn quá no trước khi đi ngủ.
  • Triệu chứng ợ nóng có thể nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối khiến bà mẹ khó chịu. Vì vậy, để giảm ợ nóng cuối thai kỳ, bà bầu khi ngủ chú ý nâng cao đầu và nằm nghiêng bên trái sẽ hạn chế lượng a-xít từ dạ dày trào ngược lên, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như: rượu, bia…
  • Mặc đồ thoải mái, thoáng mát, hạn chế mặc những bộ xiết chặt quanh bụng và eo.
  • Tập thể dục thường xuyên, các bài tập thích hợp khi mang thai như yoga, ngồi thiền để tăng cường sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ hiểu thêm về tình trạng bị ợ nóng khi mang thai, nguyên nhân và 1 số giải pháp cải thiện. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, các mẹ có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.