Mẹ mang thai có được ăn đu đủ? Sao người bảo tốt, người bảo không?

0 35.407

Đu đủ là một trong những loại quả có nguồn dưỡng chất dồi dào đặc biệt là vitamin A. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu vẫn chưa biết mang thai ăn đu đủ được không? Ăn đu đủ chín hay xanh, ăn vào 3 tháng đầu liệu có tốt? Đọc ngay bài viết sau sẽ cho các mẹ câu trả lời.

Nội dung chính trong bài

Nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết mang thai có ăn được đu đủ không?
Nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết mang thai có ăn được đu đủ không?

Giải đáp: Mang thai ăn đu đủ được không?

Hỏi: Em đang mang bầu tháng thứ 6. Hôm trước em trót ăn một ít đu đủ nộm xanh. Nghe mẹ chồng em nói ăn đu đủ dễ bị sảy thai, sinh non. Mặc dù sau đó em không có biểu hiện gì bất thường nhưng em vẫn rất lo lắng. Vậy thực hư thế nào, bà bầu mang thai ăn đu đủ có được không thưa chuyên gia?

Nguyễn Thị Cẩm Tú (Phú Thọ)

Trả lời: Giống như bạn Cẩm Tú, có rất nhiều mẹ bầu cũng đang thắc mắc về vấn đề này. Chúng tôi xin được trả lời bạn là không nên hoặc hạn chế tối đa việc ăn đu đủ xanh khi mang thai còn đu đủ chín thì hoàn toàn có thể ăn được, thậm chí còn rất tốt cho bà bầu.

Tại sao mang thai ăn đu đủ chín thì tốt còn đu đủ xanh thì không?

Sở dĩ nói mang thai ăn đu đủ chín thì tốt còn đu đủ xanh thì không nên ăn là vì đu đủ chín có nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây sảy thai, sinh non ở bà bầu.

>>Xem thêm: Bà bầu khi mang thai ăn măng được không? Lợi ích và tác hại của măng

Mẹ bầu mang thai ăn đu đủ chín lợi đủ đường

Mang thai ăn đu đủ chín rất tốt cho bà bầu
Mang thai ăn đu đủ chín rất tốt cho bà bầu

Trong trái đu đủ chín có 70% là nước, 13% là đường, không có tinh bột, nhiều caroten, axit hữu cơ, vitamin A, C, protit, xenlulozo, canxi, phốt pho, magie, sắt… Đu đủ chín còn là nguồn cung cấp vitamin B, kali, chất xơ rất dồi dào. Với những thành phần này, phụ nữ mang thai ăn được đu đủ chín sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai, giúp tiêu hóa dễ dàng.

– Tăng cường sức đề kháng: Bà bầu ăn đu đủ chín sẽ hấp thụ được các chất chống oxy hóa. Beta caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có vai trò chống oxy hóa mạnh, giúp mẹ bầu chống lại được một số bệnh khi mang thai.

– Nguồn cung cấp vitamin đa dạng:  Vitamin A tốt cho mắt, da, mái tóc. Vitamin B1 trong đu đủ chín có tác dụng tốt cho quá trình chuyển hóa. Vitamin B2 giúp phát triển chiều cao, thị giác và hệ thần kinh của thai nhi…

– Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Khi mẹ bầu ăn đu đủ chín sẽ giúp gia tăng mức độ hermoglobin giúp hấp thụ oxy dễ dàng cũng như cải thiện chứng thiếu máu ở bà bầu.

– Bảo vệ răng miệng: Với sự thay đổi các hormone, bà bầu hay gặp phải các triệu chứng chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng. Thường xuyên ăn đu đủ chín sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng này.

– Ngăn ngừa chứng chuột rút: Với hàm lượng lớn kali, mang thai ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu loại bỏ được hiện tượng chuột rút ở chân, tay, bụng.

Mang thai ăn đu đủ xanh, cần thận kẻo sảy thai, sinh non

Bà bầu ăn đu đủ xanh dễ bị co bóp tử cung dẫn tới sảy thai
Bà bầu ăn đu đủ xanh dễ bị co bóp tử cung dẫn tới sảy thai

Xuất phát từ một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ chất papain trong nhựa đu đủ xanh có thể gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh, không những vậy chất này còn làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào và mô của bào thai, gây phù và xuất huyết nhau thai.

Theo các chuyên gia dưới sự tác động của papain và chymopapain nguy cơ dị tật bẩm sinh và quái thai cao hơn bình thường. 

Tuy nhiên đây chỉ là thí nghiệm được tiến hành trên loài chuột còn ở người thế nào thì vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Để tránh những rủi ro không đáng có, tốt nhất là mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh nhất là 3 tháng đầu mang thai.

Hơn nữa, nhiều người có cơ địa dị ứng, nhựa đu đủ xanh có thể làm mẩn đỏ, kích ứng da cũng như các vấn đề về hô hấp.

>>Xem thêm: Phụ nữ mang thai ăn ổi được không? Lợi ích hay tác hại?

Lưu ý VÀNG cho mẹ bầu mang thai khi ăn đu đủ

Mang thai ăn đu đủ cần phải đúng cách
Mang thai ăn đu đủ cần phải đúng cách

– Nếu “lỡ” ăn phải đu đủ xanh khi mang thai thì các mẹ cũng không nên quá hoảng hốt, lo lắng vì một lượng nhỏ cũng không thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên sau đó các mẹ có thể siêu âm để chắc chắn không xảy ra chuyện gì

– Trong hạt đu đủ có chất carpine là một chất độc có thể gây rối loạn mạch đập, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Do đó, cần loại bỏ hết hạt đu đủ trước khi ăn.

– Mẹ bầu đang bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên ăn đu đủ chín.

– Đu đủ để trong tủ lạnh cần để ra ngoài 10 – 15 phút mới nên ăn.

– Những mẹ bầu có hàm lượng đường trong máu cao chỉ nên ăn đu đủ chín 2 – 3 lần/ tuần.

Nhiều mẹ còn thắc mắc mang thai ăn đu đủ ương hoặc nấu chín có được không? Để đảm bảo loại trừ hết những nguy cơ từ đu đủ xanh thì tốt nhất là các mẹ không nên ăn.

Xem xong bài viết này chị em đã có đáp án cho câu hỏi mang thai có được ăn đu đủ không rồi chứ. Đây cũng chính là lý do vì sao có người nói mang thai ăn đu đủ tốt, có người lại nói không. Các mẹ nên nhớ, ngoài đu đủ cần phải bổ sung cân bằng dưỡng chất, khám thai và siêu âm định kỳ mới đảm bảo sức khỏe đợi tới lúc “mẹ tròn, con vuông”.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.