Năm 2020 mang thai hộ có phạm pháp không? Con sinh ra của ai?

0 176

Mang thai hộ là một cụm từ không còn xa lạ với thực trạng xã hội Việt Nam. Vậy mang thai hộ là gì? Dịch vụ mang thai hộ vì mục đích thương mại giá bao nhiêu tiền? Nhận và thuê mang thai hộ có vi phạm quy định của pháp luật 2020 không? Quy trình, phương pháp mang thai hộ như thế nào? Tất tần tật những thông tin về mang thai hộ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Mang thai hộ có được pháp luật bảo hộ không?
Mang thai hộ có được pháp luật bảo hộ không?

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Trong đó, người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ chứ không phải là người mang thai hộ.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về mang thai hộ. Cụ thể Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có đưa ra 2 khái niệm mang thai hộ. Theo đó mang thai hộ được chia thành 2 hình thức: Một là dịch vụ mang thai hộ vì mục đích thương mại và hai là vì mục đích nhân đạo.

– Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại: Là một người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi ích vật chất hoặc một lợi ích nào khác.

– Mang thai vì mục đích nhân đạo: Là một người phụ nữ tự nguyện mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp này người mang thai hộ hoàn toàn tự nguyện và không đòi hỏi bất kỳ quyền lợi nào.

>> Xem thêm: Mang thai IVF là gì? Cách chăm sóc cho bà bầu mang thai IVF

Mang thai hộ có vi phạm quy định của pháp luật năm 2020 không?

Quy định của pháp luật về mang thai hộ năm 2020 có cơ sở pháp lý dựa vào Luật hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể theo Điểm G, Khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tất cả các hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại đều bị nghiêm cấm.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị nghiêm cấm
Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị nghiêm cấm

Cũng theo Luật hình sự năm 2015 việc tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Bị phạt tù cao nhất là 5 năm, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1 đến 5 năm.

Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam cũng thể hiện được tính nhân văn đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ, tuy nhiên cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:

– Có giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng minh người vợ không thể mang thai hay sinh con ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

– Hai vợ chồng không có con chung;

– Cả vợ và chồng đã được tư vấn về pháp lý, y tế, tâm lý.

Thực trạng dịch vụ mang thai hộ vì mục đích thương mại ở Việt Nam

Hiện nay, mặc dù bị pháp luật nghiêm cấm nhưng thế giới ngầm về dịch vụ mang thai hộ ở Việt Nam vẫn diễn ra ở nhiều địa bàn khác nhau. Phương thức hoạt động của những cá nhân, tổ chức này rất “tinh vi”, thậm chí “núp bóng” mang thai vì mục đích nhân đạo để “qua mặt” pháp luật.

>> Xem thêm: Tránh dị tật thai nhi: Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì?

Vì lợi ích vật chất nhiều người vẫn bất chấp quy định của pháp luật để mang thai hộ
Vì lợi ích vật chất nhiều người vẫn bất chấp quy định của pháp luật để mang thai hộ

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều thắc mắc mang thai hộ vì mục đích thương mại có giá bao nhiêu tiền mà nhiều người “bất chấp” để phạm pháp phải không?

Theo một nguồn tin của các tờ báo lớn và uy tín thì dịch vụ mang thai hộ hay còn gọi là “đẻ thuê” có giá dao động từ khoảng 200 – 500 triệu đồng. Người mang thai hộ và người thuê có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc qua một tổ chức trung gian môi giới nào đó.

Dù và với hình thức nào đi chăng nữa thì tất cả những hành vi tổ chức mang thai hộ, người nhận mang thai hay thuê đều bị lên án và sẽ bị trừng trị bởi pháp luật.

Quy trình mang thai hộ như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, quy trình mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp mang thai hộ này được thực hiện như sau: 

– Bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. 

– Sau khi hình thành phôi khoảng 2 – 5 ngày, phôi sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người mang thai hộ.

Người nhận mang thai hộ sẽ được chăm sóc, khám và siêu âm thai định kỳ như những bà bầu bình thường khác để đảm bảo sự an toàn cao nhất từ lúc mang thai tới sau khi sinh con.

Còn đối với quy trình mang thai vì mục đích thương mại cũng là thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy phôi vào buồng tử cung của người mang thai hộ. Tuy nhiên, vì là “hoạt động chui” nên các điều kiện để đảm sức khỏe, rủi ro cho người mang thai hộ là rất cao. 

>> Xem thêm: Ốm nghén là gì? Xảy ra và kết thúc khi nào? Cách chữa trị ra sao?

Đứa con sinh ra do mang thai hộ là của ai?

Theo Điều 94, Luật hôn nhân gia và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra.

Pháp luật quy định con sinh ra là của vợ chồng nhờ mang thai hộ
Pháp luật quy định con sinh ra là của vợ chồng nhờ mang thai hộ

Như vậy về mặt sinh học và pháp lý đứa con sinh ra chính xác là con của người nhờ mang thai hộ. Do vậy, quyền làm giấy khai sinh thuộc về cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

Thủ tục làm giấy khai sinh cũng giống như những em bé bình thường khác. Tuy nhiên, để làm được giấy khai sinh thì cần phải có bản chính giấy chứng sinh, mà giấy chứng sinh của trẻ được sinh ra do mang thai hộ được cấp tại cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra phải có thêm những yêu cầu sau:

– 1 bản xác nhận sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ.

– 1 bản thỏa thuận sinh con vì mục đích nhân đạo (bản sao đã được chứng thực hoặc bản chụp nhưng phải kèm theo cả bản chính để đối chiếu).

Sau khi có giấy chứng sinh, cha mẹ nhờ mang thai hộ nộp kèm tờ khai giấy đăng ký khai sinh tại UBND xã hoặc phường nơi mình cư trú. 

Có thể nói, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là một bước tiến thể hiện được tính nhân đạo sâu sắc. Đồng nghĩa với việc những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn kém may mắn có cơ hội thực hiện được ước nguyện của mình. Song song với đó, nếu những tổ chức, cá nhân có hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị lên án và trừng trị nghiêm minh.

Nguồn: Mebeaz.com

Từ khóa mở rộng: luật mang thai hộ 2018, nhận mang thai hộ 2018

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.