Mẹ sau khi sinh bị tắc tia sữa: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

0 1.170

Không ít bà mẹ bị tắc tia sữa sau khi sinh đều chưa nắm được nguyên nhân gây ra bệnh. Để tắc sữa không còn liên tục và là nỗi ám ảnh bị nổi cục đau đớn của nhiều chị em phụ nữ. Tìm hiểu ngay dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục tắc tia sữa trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Tắc tia sữa sau khi sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ
Tắc tia sữa sau khi sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ

Mẹ bị tắc tia sữa sau khi sinh là như thế nào?

Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa sau đó theo các ống dẫn đổ về khoang chứa sữa nằm sau quầng vú. Khi trẻ bú mút sữa sẽ chảy ra ngoài nhưng vì một lý do nào đó khiến cho sữa bị ứ đọng lại bên trong các ống dẫn và không thể ra ngoài được thì gọi là hiện tượng mẹ bị tắc tia sữa sau khi sinh.

Tại chỗ tắc tia sữa bị nổi cục do hiện tượng đông kết. Trong lúc đó sữa vẫn tiếp tục tạo ra và càng làm cho chỗ bị bít tắc ngày một căng giãn hơn. Nếu không có biện pháp thông tuyến sữa thì ngoài việc không đủ sữa cho con bú, sản phụ sẽ rơi vào trạng thái đau đớn, viêm tuyến vú, áp xe vú nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân nào khiến mẹ sau khi sinh bị tắc tia sữa?

Theo các bác sĩ, hiện tượng phụ nữ sau khi sinh bị tắc tia sữa xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể tới những lý do phổ biến sau:

– Phụ nữ mới sinh con: Thông thường, sản phụ mới sinh con sẽ có nhiều sữa trong bầu ngực nhưng không thể chảy ra ngoài được. 

– Không cho con bú thường xuyên: Sữa về nhiều nhưng không cho con bú thường xuyên hoặc đa phần chỉ cho bé bú một bên ngực cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tắc tia sữa.

– Vệ sinh vú không tốt: Mẹ cho con bú nhưng không vệ sinh hàng ngày, tay bẩn, khăn chấm sữa không giặt… là những nguyên nhân đưa vi khuẩn xâm nhập làm hệ thống các ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn và nhỏ hẹp, cản trở tới quá trình thoát sữa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tắc tia sữa liên tục lặp lại.

Vệ sinh ngực không tốt là nguyên nhân gây ra tắc sữa sau khi sinh
Vệ sinh ngực không tốt là nguyên nhân gây ra tắc sữa sau khi sinh

– Cách em bé ngậm vú: Nhiều bà mẹ đầu ti to hoặc thụt vào bên trong làm em bé khó khăn trong việc ngậm ti mẹ. Lúc này bé có thể bỏ bú hoặc nhai đi nhai lại gây tổn thương vùng đầu vú, lực hút không mạnh sẽ làm cho sữa chảy ra ít và làm mẹ bị tắc tia sữa sau khi sinh.

– Sữa mẹ bị dư thừa nhưng không vắt: Em bé bú không hết nhưng mẹ không vắt ra ngoài dẫn tới việc sữa vẫn còn ứ đọng bên trong bầu ngực thậm chí còn bị chua, ảnh hưởng tới tiêu hóa của bé.

– Căng thẳng thần kinh: Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng tâm lý bất ổn, căng thẳng thần kinh sẽ làm chậm quá trình sản sinh oxytocin – loại hormone giúp ngực phóng sữa ra ngoài từ đó gây tắc tia sữa ở các mẹ.

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ sau khi sinh bị tắc tia sữa

Tình trạng tắc tia sữa có thể gặp ở bất kể phụ nữ mới sinh hoặc ngay cả phụ nữ đã cho con bú một thời gian. Theo các bác sĩ, nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, sản phụ cũng không bị đau đớn nhiều. Có thể nhận biết các dấu hiệu tắc tia sữa sau khi sinh dưới đây:

– Cảm thấy ngực đau nhẹ cho tới cương và đau nhiều hơn.

– Các nốt sần đỏ xuất hiện trên bầu ngực.

– Ngực sưng và đỏ tấy, nổi cục.

– Chạm vào bầu ngực cảm giác nóng rát và đau.

Mẹ bị tắc tia sữa nặng có thể sốt, người mệt mỏi.

Phụ nữ bị tắc tia sữa sau khi sinh có nguy hiểm không?

Những chia sẻ ở trên đã giúp các mẹ hình dung phần nào mức độ nguy hiểm của tắc tia sữa sau khi sinh rồi chứ?

Đa phần những phụ nữ sau khi sinh bị tắc tia sữa đều cảm thấy căng tức, sưng đau, thậm chí là sốt vừa không đủ sữa, mất sữa lại khiến cho sức khỏe suy nhược.

Các biến chứng của tắc tia sữa có thể kể tới như viêm tuyến vú, áp xe vú, lâu dần trở thành các dải xơ, u xơ tuyến vú.

>>Xem thêm: 3 phương pháp chữa trị tắc tia sữa sau khi sinh hiệu quả nhất

Tắc tia sữa sau khi sinh để lâu rất nguy hiểm
Tắc tia sữa sau khi sinh để lâu rất nguy hiểm

Khắc phục tình trạng mẹ sau khi sinh bị tắc tia sữa

Nếu ở giai đoạn đầu và nhẹ mẹ có thể áp dụng cách điều trị tắc tia sữa sau khi sinh tại nhà bằng những việc sau:

– Cho con bú nhiều hơn ở bên bị tắc: Lực mút của bé sẽ làm cho tuyến sữa được thông. Hoặc nếu bé không bú thì mẹ nên dùng máy hút sữa tạo áp lực hút sữa ra ngoài.

– Cho con bú thường xuyên và theo cữ: Mỗi lần bú khoảng 10 – 15 phút và không nên để cho con ngậm ti qua đêm.

– Massage và chườm ấm: Dùng tay xoa bóp bầu ngực theo chiều từ bầu vú hướng về núm vú để phần bị cương mềm ra hoặc chườm ấm quanh bầu ngực để khai thông tia sữa, hỗ trợ giảm sưng đau.

– Thực đơn hàng ngày: Mẹ nên uống nhiều nước và ăn các món có khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng. Khi bị tắc tia sữa mẹ hạn chế ăn những món lợi sữa như chân giò, đu đủ, chân dê, chân chó…

– Tranh thủ lúc trẻ ngủ thì cũng nghỉ ngơi để giữ sức khỏe, hạn chế căng thẳng, stress sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà không cải thiện mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc chữa tắc tia sữa vì có thể ảnh hưởng tới bé. Tốt nhất hãy tới các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ tư vấn, trị liệu.

Phòng ngừa tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tất cả chị em phụ nữ đang cho con bú hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa dưới đây:

– Cho con bú thường xuyên và đều giữa 2 bên ngực.

– Loại bỏ sữa thừa nếu bé không bú hết.

– Uống thật nhiều nước.

– Sử dụng áo ngực rộng rãi, thoáng mát.

– Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực hàng ngày.

– Nên nghỉ ngơi và tập thể thao thường xuyên.

– Nói không với căng thẳng, stress.

Sử dụng viên uống Mabio để sữa về nhiều, cải thiện tình trạng tắc sữa
Sử dụng viên uống Mabio để sữa về nhiều, cải thiện tình trạng tắc sữa

– Sử dụng viên uống lợi sữa Mabio. Đây là viên uống có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Công dụng chính là: giúp sữa mẹ về nhiều hơn, sánh đặc, hỗ trợ cải thiện các vấn đề tắc tia sữa ở phụ nữ. Viên uống đã được bộ Y tế công nhận và có mặt ở rất nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mẹ sau khi sinh bị tắc tia sữa là một chủ đề được đông đảo phụ nữ quan tâm. Hy vọng, những thông tin Mebeaz.com cung cấp ở trên sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm, kiến thức trên hành trình nuôi và cho con bú sữa mẹ.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.