Các câu hỏi về: Mụn kê ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

0 33

Hạt kê hay còn gọi là lên kê là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Kê ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gì, có ảnh hưởng gì tới con hay không và cách xử lý kê ở trẻ sơ sinh như nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau qua chia sẻ của chuyên gia qua hỏi đáp của các mẹ khác nhé!  

Nội dung chính trong bài

Kê ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý kê ở trẻ sơ sinh

Hỏi: Em mới sinh bé được 2 tuần, trên mặt con xuất hiện nhiều mụn đầu trắng nhỏ li ti quanh mũi. Người lớn trong nhà nói đó là mụn kê và sẽ sớm hết. Nhưng em thấy không yên tâm lắm. Em muốn nhờ bác sĩ giải đáp giúp em: Kê ở trẻ sơ sinh là gì, nó có ảnh hưởng gì tới trẻ không và cách trị dứt điểm kê ở trẻ sơ sinh.

(Lan Hương – Yên Bái)

Trả lời:

Kê ở trẻ sơ sinh là gì?

Khi bé sinh ra thường hay xuất hiện các nang nhỏ màu vàng hoặc trắng, nhìn giống hạt kê mà người xưa hay dùng làm lương thực nên ông bà ta gọi là hạt kê. Mụn kê ở trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng cho em bé, nhưng với cha mẹ có con đầu lòng mụn kê thường gây lo lắng. 

Mụn kê thường mọc ở mũi, trên má, đôi khi ở trên trán, cằm, chân tay và cả lưng của trẻ.

Kê ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý kê ở trẻ sơ sinh
Kê hay mụn kê ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý mụn kê ở trẻ sơ sinh

Mụn kê ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự biến mất sau 3 – 4 tuần mà không cần phải điều trị gì. Vậy nên bố mẹ yên tâm nhé. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý những điểm sau để giữ vệ sinh da bé thật sạch. Đây là điều quan trọng nếu muốn kê biến mất vĩnh viễn. 

  1. Tắm rửa, vệ sinh da mặt cho bé mỗi ngày là quan trọng nhất. Với bé bị lên mụn kê, nên cho trẻ tắm với nước sạch hoặc sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh.
  2. Tránh tắm các loại lá theo dân gian, bởi nó ẩn chứa nhiều rủi ro, có thể gây viêm nhiễm nặng hơn
  3. Cố gắng giữ da mặt bé khô thoáng, nếu bé ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông nhẹ nhàng lau đi
  4. Luôn rửa tay mình sạch sẽ khi chạm vào mặt em bé
  5. Không chà xát, bóp hoặc nặn mụn
  6. Tránh thoa kem dưỡng da hoặc dầu lên da mặt bé; bởi nó sẽ càng làm lỗ chân lông của bé bị tắc nghẽn nhiều hơn
  7. Tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, những người đang bị nhiễm trùng ở da
  8. Trẻ bị kê không cần bôi thuốc cũng tự khỏi. Đôi khi một số loại thuốc có thể gây dị ứng trên da; do đó việc bôi thuốc không được khuyến khích.
Kê ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý kê ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị kê nên bôi thuốc

Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng, mụn kê trên làn da bé vẫn còn nhiều, bạn nên đưa bé đi khám.

Kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Tắm nước lá hay không?

Hỏi: Mụn kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nên tắm nước lá cho trẻ để xử lý mụn kê không?

(Mỹ Hạnh – Hà Nội)

Trả lời:

Kê ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm

Trung bình, cứ 10 trẻ mới sinh thì có 4 – 5 bé bị ban hạt kê (hay còn gọi là mụn kê). Đây là trường hợp không hiếm gặp, chưa rõ nguyên nhân cụ thể là gì, nhưng có thể do 2 nguyên nhân sau:

  • Trẻ sơ sinh nhận được hormone từ mẹ thông qua sữa mẹ. Hormone này kích thích tuyến dầu phát triển mạnh hơn, làm tăng tiết bã nhờn nhiều hơn, gây tắc lỗ chân lông.
  • Lỗ chân lông của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên các tế bào da, bụi bẩn và bã nhờn dễ dàng ẩn nấp và cư trú ở đó hơn

Tình trạng này không quá nghiêm trọng, các mẹ chỉ cần biết cách xử lý đơn giản ngay tại nhà là được. Đặc biệt là phải biết vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận cho làn da của trẻ.

Bị kê có nên tắm nước lá không?

Mụn kê ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng, sốt ruột và tìm mọi cách để trị cho khỏi. Sử dụng các loại cây cỏ là cách chữa kê cho trẻ sơ sinh được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên mẹ cần chú ý khi sử dụng các loại lá đun nước tắm để tránh các loại vi khuẩn hay thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé làm tình trạng mụn càng nặng hơn.

Kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Tắm nước lá hay không?
Trẻ sơ sinh bị kê không nên tắm nước lá hay kinh nghiệm dân gian gì
  • Có thể dùng các loại lá tự nhiên để tắm khi gặp mụn kê ở trẻ sơ sinh: Lá khế, lá riềng. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá, cọ rửa sạch lá thật kỹ rồi cho vào nồi đun lấy nước dùng tắm cho bé. 
  • Ngoài ra, có thể dùng các loại thảo dược có tính mát để nấu nước tắm cho bé như mướp đắng, kinh giới, hạt kê, hạt mùi. 

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé nhà mình kê ở da, bởi mụn kê sẽ sớm biến mất thôi. Đừng lạm dụng các phương pháp dân gian bởi nhiều trẻ có thể bị dị ứng với các loại nước lá. 

Ở một số trẻ, do không được giữ vệ sinh da đúng cách, mụn kê có thể phát triển thành mụn trứng cá, làm xấu da bé ngay từ khi còn nhỏ. Mụn lúc này trông ửng đỏ và có mủ bên trong. Cần phải đưa bé đến gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.