Cha mẹ nên lưu ý: phương pháp dạy con lì lợm sao cho đúng cách

0 2.052

Trẻ càng lớn càng bướng bỉnh, lì lợm khiến không ít bậc cha mẹ đau đầu. Đôi khi dạy trẻ sai cách càng khiến bé trở nên cứng đầu và ngang ngược hơn. Vậy phương pháp nào dạy con yêu bớt lì lợm hay không?

Nội dung chính trong bài

Trẻ lì lợm, khó bảo luôn khiến cha mẹ phiền lòng
Trẻ lì lợm, khó bảo luôn khiến cha mẹ phiền lòng

Ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ em chưa thể điều khiển cảm xúc của bản thân, chúng luôn làm theo ý thích của mình. Mỗi khi có ai làm phật ý, trẻ thường tỏ thái độ chống đối, lì lợm. 

Nếu không được chấn chỉnh từ sớm lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen xấu ảnh hưởng đến nhân cách sau này. Điều quan trọng là cha mẹ cần tìm ra phương pháp dạy con lì lợm hiệu quả để bé được cải thiện.

Hậu quả khi dạy con lì lợm không đúng cách

Giáo dục trẻ nhỏ là một việc hết sức khó khăn đối với các bậc cha mẹ. Việc dạy dỗ con sai cách sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý ấm ức, lâu dần có tư tưởng chống đối, ngang ngược hơn. Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng dạy con lì lợm phải làm sao, dù đã thử nhiều cách nhưng tính cách trẻ dường như vẫn không thay đổi. 

Dạy con lì lợm không đúng cách chỉ khiến trẻ càng trở nên khó trị hơn, ngang bướng hơn. Những lời mắng chửi, quát tháo hay đánh trẻ không những không khiến trẻ sợ mà càng trở nên vô cảm. Nhiều trẻ còn tỏ ra chống đối lại cha mẹ bằng cách im lặng, không phản ứng gì khiến họ rất mệt mỏi.

>>Xem thêm: Cách trị con gái bướng được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay!

Dạy trẻ lì lợm sai cách chỉ khiến cho tâm trạng trẻ tồi tệ hơn
Dạy trẻ lì lợm sai cách chỉ khiến cho tâm trạng trẻ tồi tệ hơn

Vì vậy phương pháp dạy con bớt lì lợm đúng cách là điều cha mẹ nên quan tâm. Thay vì mắng chửi con thì hãy để con cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của mọi người. 

7 nguyên tắc vàng khi dạy trẻ lì lợm mà cha mẹ nhất định phải nhớ

Người ta có câu “dạy trẻ từ tuổi còn thơ”. Nghĩa là ngay từ giai đoạn đang hình thành tính cách, các bậc phụ huynh cần chú ý uốn nắn con. Có 7 lời khuyên dành cho việc dạy dỗ trẻ lì lợm như sau:

Kiên nhẫn và lắng nghe

Bất kì phương pháp dạy dỗ trẻ em nào cũng đề cao tính kiên nhẫn và bình tĩnh của cha mẹ. Khi dạy con lì lợm không nghe lời, luôn cứng đầu khó bảo cha mẹ không nên nóng vội dẫn đến mất bình tĩnh, cáu giận. 

Những cơn nóng giận, đánh đòn chỉ khiến tình hình xấu hơn. Hãy kiên nhẫn quan sát và lắng nghe con rồi nhẹ nhàng tìm ra cách dạy cho trẻ bớt lì lợm hơn.

Tuyệt đối không đánh đòn, quát mắng

Không được dùng đòn roi đối phó với trẻ lì lợm
Không được dùng đòn roi đối phó với trẻ lì lợm

Trẻ con lì lợm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần cũng do bản chất của bé. Do đó những hành động quát mắng, cáu gắt, đánh đòn càng khiến bé trở nên chai lì, cứng đầu và khó bảo hơn. 

Nhiều trường hợp, trẻ lì lợm còn là biểu hiện của chứng rối loạn tâm lí, tự kỉ, cha mẹ cần hết sức lưu ý. Khi thấy trẻ có những biểu hiện chậm phản ứng, lầm lì bất thường thì hãy nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

>>Xem thêm: Có phải con trai 3 tuổi rất bướng bỉnh không các mẹ?

Dạy trẻ lì lợm trước tiên hãy dạy con hiểu chuyện

Thay vì tìm cách dạy con lì lợm như thế nào, làm sao để con ngoan và nghe lời thì hãy dạy con biết đúng sai, hiểu chuyện. Từ đó trong những hoàn cảnh khác nhau con sẽ biết cách ứng xử sao cho phù hợp. 

Để thực hiện phương pháp này cha mẹ cần quy định về những quy tắc trong gia đình, mọi người cùng thống nhất thực hiện việc dạy con sẽ hiệu quả hơn. Tôn trọng và yêu thương là đức tính nên hình thành từ trẻ còn nhỏ, lớn lên trẻ sẽ có được nhân cách tốt, biết giúp đỡ chia sẻ trong mọi việc.

Hãy là tấm gương để con noi theo

Nhân cách của trẻ cũng được ảnh hưởng từ những người thân trong gia đình.  Đây là một trong những phương pháp dạy con lì lợm quan trọng bởi nó có tác động thường xuyên đối với trẻ. Cha mẹ hãy trở thành những tấm gương mẫu mực để con noi theo.

Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ

Cha mẹ hãy thấu hiểu con nhiều hơn
Cha mẹ hãy thấu hiểu con nhiều hơn

Trong mọi trường hợp trẻ mắc lỗi, không nghe lời hãy kiềm chế cơn nóng giận mà đặt mình vào vị trí của con để hiểu hơn. Thay vì quát mắng hãy trò chuyện cùng con, đặt một số câu hỏi như:

  • Con đang gặp chuyện gì?
  • Bây giờ con muốn như thế nào?

Hiểu con là cách tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề mà con gặp phải.

Động viên, khen ngợi con đúng lúc

Một trong những cách dạy con lì lợm hợp lí là phương pháp động viên khen ngợi. Cha mẹ không nên tiếc dành những lời khen khi con làm được những việc tốt dù là việc nhỏ nhặt.

Để thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, khó bảo hãy hết sức bình tĩnh, không nên gay gắt chỉ trích vội vàng mà chậm rãi phân tích khi con mắc lỗi sai. Việc dành cho bé những lời khen sẽ khuyến khích để bé hào hứng hơn.

>>Xem thêm: Trẻ con khóc đòi bế, đòi uống nước và đòi hỏi mọi thứ

Không nên ép buộc trẻ nếu trẻ không thích

Trẻ nhỏ cũng có những niềm vui thích, nhu cầu riêng vì thế không nên ép buộc bé làm điều mà chúng không thích bới trẻ sẽ có phản ứng khó chịu, chống đối. Bí quyết dạy con lì lợm hiệu quả là hãy để con được tự do phát triển, cha mẹ cần đồng hành cùng con.

Đừng ép trẻ làm những việc con không thích
Đừng ép trẻ làm những việc con không thích

Mọi phương pháp dạy trẻ bớt lì lợm, bướng bỉnh đều nhờ vào thái độ của cha mẹ. Hãy là người bạn đồng hành cùng con yêu, luôn lắng nghe và chia sẻ để trẻ cảm nhận được sự yêu thương. Kiên nhẫn chính là chìa khóa để tạo nên nhân cách của trẻ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.