Cảnh báo: Rốn trẻ sơ sinh màu đỏ hay đen mới là nguy hiểm?

0 2.725

Sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh có màu gì có lẽ là câu hỏi của nhiều mẹ đang thắc mắc. Bởi nhiều người thấy có rốn trẻ sơ sinh màu đỏ nhưng có bé lại có rốn màu đen. Thực hư về vấn đề này như thế nào? Màu sắc nào cảnh báo sự nguy hiểm? Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời từ chuyên gia của chúng tôi nhé!

Nội dung chính trong bài

Rốn của trẻ sơ sinh có màu gì?

Thông thường, sau khi sinh rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng từ 8 – 10 ngày và đến ngày 15 thì liền hẳn. Một số trường hợp sau sinh 2 tuần mới rụng rốn nhưng rốn khô bình thường thì cũng không có vấn đề gì. Trong và sau thời gian rụng rốn, mẹ cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm. 

Khi cuống rốn khô và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc đen là bình thường.

Rốn của trẻ sơ sinh có màu gì?
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng thường có màu nâu hoặc đen

Rốn trẻ sơ sinh màu đỏ hay màu đen là bất thường?

Với những chia sẻ ở phần trên thì các bạn cũng đã biết rốn trẻ sơ sinh màu đỏ hay rốn trẻ sơ sinh màu đen được xem là bất thường rồi đúng không? 

Khi rốn khô và lành lặn, ban đầu sẽ có màu đen hoặc nâu, xám, sau đó một vài ngày sẽ sạch và trắng như rốn bình thường của chúng ta. Còn khi rốn trẻ sơ sinh đỏ kèm một số dấu hiệu khác được xem là bất thường. Bởi vì nó có thể là dấu hiệu của chảy máu rốn, nhiễm trùng rốn, u hạt rốn,…

Chảy máu rốn

Rốn trẻ sơ sinh màu đỏ kèm theo rỉ một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn thì đó là do cọ xát tã vào cuống rốn. Chảy máu có thể tự cầm tạo nhà bằng miếng gạc sạch nhưng nếu chảy máu lâu và nhiều thì cần đưa trẻ đi khám. +

Nhiễm trùng rốn

Biểu hiện của tình trạng này là rốn bị sưng đau, đỏ, chảy dịch mủ, hôi hoặc đôi khi nhẹ là rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ. Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu trên thì cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh rốn và điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, một số trường hợp đã nghiêm trọng là trẻ bị sốt, trẻ khóc và đau khi chạm vào vùng quanh rốn, chảy máu rốn nhiều, trẻ bỏ bú, ngủ nhiều hoặc giảm vận động hơn bình thường,..

Rốn trẻ sơ sinh màu đỏ hay màu đen là bất thường?
Tình trạng viêm nhiễm rốn ở trẻ sơ sinh

U hạt rốn

U hạt rốn cũng làm cho rốn của trẻ sơ sinh có màu đỏ bởi nó là 1 mảnh mô màu đỏ còn lại trên chân rốn sau khi sinh. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị sớm thì chảy dịch gây viêm cả tháng.

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Các mẹ có thể lưu ý đến việc chăm sóc rốn lúc trước và sau khi rụng rốn:

  • Trước khi rụng rốn: Mẹ đặc biệt lưu ý là để rốn rụng tự nhiên, khi vệ sinh rốn cần kẹp phần dây rốn để giữ cuống rốn sạch sẽ, khi tắm không để rốn bị ướt. Nếu có bị ướt thì phải thấm khô luôn.
  • Sau khi rụng rốn: Luôn giữ rốn được khô thoáng, làm sạch đáy rốn 1 – 2 lần/ngày bằng miếng bông hoặc gạc thấm cồn 70 độ và thay băng liên tục cho đến khi rốn liền sẹo. 

Lưu ý: 

  • Khi sử dụng tã có thể gấp miếng tã xuống dưới rốn để tránh đau cho trẻ và nước tiểu dính vào rốn. 
  • Không nên băng rốn quá chặt vì để rốn tiếp xúc với không khí tự nhiên sẽ nhanh khô và tránh sự tấn công của vi khuẩn.
  • Ngoài ra, trước khi vệ sinh rốn cho trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh các mẹ nên nhớ chú ý đến cách mặc tã

Nắm được rốn trẻ sơ sinh màu đỏ hay rốn trẻ sơ sinh màu đen trước khi sinh hoặc trước khi rụng rốn sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn khi chăm sóc con. Các mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu lạ ở rốn cũng như biểu hiện lạ kèm theo của trẻ để sớm phát hiện tình trạng và điều trị kịp thời. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.