Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi to? Làm cách này đảm bảo hết!

0 2.601

Rốn lồi là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhất là những trẻ sinh non. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng mà không biết xoay sở ra sao. Vậy nguyên nhân và cách làm cho rốn trẻ sơ sinh hết lồi như thế nào? Đọc bài viết dưới đây mẹ sẽ có câu trả lời.

Nội dung chính trong bài

Lúc còn nằm trong bụng mẹ trẻ sơ sinh được nuôi lớn nhờ nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thông qua dây rốn gắn vào bụng. Khi được sinh ra, dây rốn sẽ được cắt đi, khoảng 1 đến 2 tuần sau, cuống rốn khô và rụng hình thành nên rốn bình thường. 

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là tình trạng khá phổ biến và không gây nguy hiểm cho bé nếu cha mẹ vệ sinh sạch sẽ rốn bé. Tuy nhiên rốn trẻ sơ sinh lồi to trong thời gian dài mà chân rốn không trở lại tình trạng ban đầu thì có thể là dấu hiệu của chứng thoát vị rốn hay dị tật rốn, cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có thể do chứng thoát vị rốn
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có thể do chứng thoát vị rốn

Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi?

Theo thống kê, các bé gái có tỉ lệ bị tật rốn lồi cao hơn bé trai, đặc biệt thường gặp ở những trẻ sinh non. Nguyên nhân khiến rốn trẻ bị lồi có thể do trẻ khóc to, đi ngoài khó khăn khiến bé phải gồng mình lên, áp lực khí lên vùng bụng lớn khiến rốn bé bị lồi ra.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ưỡn người cũng khiến rốn trẻ bị lồi to. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời và tìm cách khắc phục, tình trạng trên kéo dài khiến rốn bé càng lồi nhiều không thể đưa về trạng thái ban đầu. Điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ tự ti khi lớn lên.

Bên cạnh đó rốn em bé sơ sinh bị lồi còn là biểu hiện của thoát vị rốn. Đây là hiện tượng một phần nội tạng chui ra khỏi lỗ rốn tạo thành một khối to cao lên rõ rệt ở vùng bụng. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nhiễm trùng vùng rốn.

>>Xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh không? Bảo quản, treo ở đâu?

Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm với trẻ
Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm với trẻ

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Thông thường rốn trẻ sơ sinh bị lồi không gây đau đớn, khó chịu hay nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy vậy nó lại gây mất thẩm mỹ. 

Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Khi thấy bé lồi rốn kèm theo dấu hiệu dưới đây thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ:

  • Bụng bé có biểu hiện phình to và căng đầy hơn bình thường.
  • Vùng da quanh khu vực rốn lồi mỏng, sưng đỏ.
  • Bé thường xuyên quấy khóc, chán bú, có dấu hiệu sốt, hệ tiêu hóa không ổn định.

Trong những trường hợp trên có thể rốn bé đã bị nhiễm trùng hoặc mắc những bệnh về ổ bụng.

Cách làm giảm tình trạng rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng cha mẹ cũng nên hạn chế tình trạng rốn lồi để tránh ảnh hưởng đến bé về sau bằng một số mẹo nhỏ khi chăm sóc trẻ. 

  • Mỗi ngày massage nhẹ nhàng quanh vùng rốn của bé để để mạch máu được lưu thông.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của trẻ bằng nước muối sinh lí, vùng rốn của trẻ phải khô thoáng đẩy nhanh quá trình rụng rốn.
Vệ sinh sạch sẽ rốn trẻ mỗi ngày
Vệ sinh sạch sẽ rốn trẻ mỗi ngày
  • Quấy khóc, vặn mình cũng khiến rốn trẻ sơ sinh lồi to thêm vì vậy hãy dỗ dành bé.
  • Cha mẹ chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa của bé bởi những cơn táo bón khiến trẻ phải rặn nhiều, rốn cũng lồi nhiều thêm
  • Trong dân gian có lưu truyền mẹo trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh tuy nhiên cách này chưa được kiểm chứng còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương vùng da mỏng manh của bé. Thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan vi khuẩn quanh ổ bụng dẫn đến những hệ lụy không đáng có.

>>Xem thêm: Lo sợ vì rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu: Mẹ phải làm sao?

Một số cách phòng tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh lồi

  • Các bác sĩ khuyên rằng khi trẻ mới sinh ra, rốn mới được cắt thì chú ý đến khâu vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của trẻ, khi được đảm bảo sạch thoáng, rốn trẻ sẽ mau chóng rụng và đẹp hơn. Đồng thời hạn chế việc bé quấy khóc, vặn mình nhiều.
  • Khi đang cho con bú các mẹ nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Hệ tiêu hóa ổn định sẽ giảm tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi
  • Tuyệt đối không được băng kín mít vùng rốn của bé, luôn giữ cho vùng này thoáng sạch.
Luôn để rốn trẻ thông thoáng
Luôn để rốn trẻ thông thoáng
  • Khi thấy có biểu hiện nghiêm trọng hay bất thường quanh vùng bụng của trẻ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra cách khắc phục an toàn. Không tự ý mua thuốc hay dùng các mẹo dân gian bởi có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ bỉm sữa giải đáp thắc mắc tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi, cách làm rốn trẻ sơ sinh hết lồi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thên:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.