Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì về vận động, ăn uống, trí não?
Từ khi sinh ra cho đến khi 1 tuổi, trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Vậy đến giai đoạn 8 tháng tuổi trẻ biết làm những gì? Tìm hiểu về vấn đề này là rất quan trọng, vì nếu để ý kĩ cha mẹ có thể sớm phát ra những bất thường để đưa trẻ đi khám và can thiệp điều trị kịp thời.
Xem thêm
Nội dung chính trong bài
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì?
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì phụ thuộc vào bản thân trẻ, chế độ dinh dưỡng và cả sự giáo dục của người lớn. Tuy nhiên nhìn chung, trẻ ở độ tuổi này đã có thể phát triển một số kỹ năng vận động và nhận thức.
Ăn dặm, ăn thô tốt hơn
Trẻ được khuyến khích cho tập ăn dặm từ khi được 6 tháng tuổi. Và đến khi 8 tháng, trẻ đã tập ăn được 2 tháng. Trẻ có thể đã mọc được 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới, hoặc thêm hai chiếc ở hàm trên. Nó giúp trẻ có thể dễ dàng ăn được 2 bữa bột đặc mỗi ngày cộng với một chút trái cây.
Tuy nhiên, trẻ 8 tháng tuổi vẫn cần được bú mẹ, thậm chí sữa mẹ vẫn chiếm 70% khẩu phần ăn của trẻ.
Ngồi vững, biết bò và bắt đầu tập đứng
Ở cột mốc 8 tháng tuổi, nếu không có vấn đề gì về sức khỏe thì tất cả trẻ đã có khả năng ngồi vững, bé có thể ngồi thẳng lưng, xoay người sang 2 bên hoặc phía sau mà ít khi bị ngã.
Đa số trẻ khi 8 tháng tuổi đã bò thành thạo, mặc dù một số ít mới đang trong giai đoạn tập bò. Thậm chí có trẻ “nhảy cóc” luôn qua giai đoạn tập bò (hay còn gọi là trốn bò), thay vào đó bé lê bằng mông hoặc tập đứng luôn.
Tập đứng cũng là điều mà trẻ 8 tháng tuổi làm được. Hoặc nếu không, bạn có thể thấy trẻ rất hứng thú với việc đu, bám vào người cha mẹ hay các đồ vật khác để đứng lên. Nếu bạn đang thắc mắc trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì thì đây là điều dễ nhận thấy nhất.
Sử dụng các ngón tay linh hoạt hơn
Khi được 8 tháng tuổi, việc cầm nắm của trẻ vẫn chưa thực sự thành thạo, nhưng so với trước đó thì các ngón tay đã linh hoạt hơn rất nhiều. Bé có thể đưa tay với, cầm nắm đồ chơi trong tay mà không làm rơi, sau đó bỏ ra một cách dễ dàng khi không muốn nữa.
Sức mạnh từ những ngón tay của trẻ 8 tháng tuổi đôi khi cũng khiến người lớn phải bất ngờ. Bé thậm chí có thể nhấc bổng một chai nước ngọt loại nhỏ đấy!
Có vẻ như đang tập nói
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì, đó chính là tập nói. Bạn có thể đã nghe thấy những tiếng bập bẹ khi con mới chỉ 2 tháng tuổi hoặc sớm hơn thế, nhưng những âm thanh bé phát ra khi được 8 tháng tuổi sẽ “sành điệu” hơn rất nhiều.
Thay vì những tiếng “ơ a” đơn thuần như trước đó, trẻ 8 tháng tuổi phát ra nhiều loại âm thanh phức tạp, chẳng hạn như “ba ba, mom mom, tâu tâu, nai nai”, thậm chí chúng còn có ngữ điệu lên xuống đàng hoàng nữa cơ. Và điều đó thật sự sẽ làm tim bạn tan chảy đấy!
Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy ngữ điệu của trẻ 8 tuổi cũng phụ thuộc vào cảm xúc. Và đa phần trẻ sẽ thích tập nói nhiều hơn khi chúng đang vui vẻ.
Bắt chước người lớn
Não bộ phát triển giúp trẻ 8 tháng tuổi học hỏi được nhiều thứ, trong đó có việc bắt chước lại những hành động của người lớn. Trẻ hoàn toàn có thể vỗ tay, múa theo lời bài hát, nhại lại những âm thanh, hành động của người lớn nếu được dạy. Một số trẻ còn biết vẫy tay chào tạm biệt nữa.
Biểu lộ cảm xúc rõ ràng
Với câu hỏi trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì thì sự phát triển về cảm xúc là đáp án không thể thiếu. Trẻ biết vui buồn, giận giữ, và tất cả đều thể hiện trên gương mặt một cách rõ ràng.
Trẻ 8 tháng tuổi biết quay đầu đi để từ chối những thứ bé không thích (chẳng hạn như từ chối đồ ăn, từ chối người lạ). Bé vui vẻ khi được bố mẹ, ông bà bế ẵm, tức giận khi không được đáp ứng nhu cầu. Một số trẻ có dấu hiệu ăn vạ rất dữ dội trong thời gian này. Nếu người lớn cứ chiều theo nhu cầu của trẻ sẽ khiến trẻ ương bướng hơn khi lớn thêm.
Cha mẹ nên làm gì để trẻ 8 tháng tuổi phát triển tốt nhất?
Như đã nói, trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng và môi trường giáo dục.
Để con phát triển một cách toàn diện, việc đơn giản nhất mà mẹ có thể làm là duy trì việc cho con bú. Mặc dù đã có thể ăn dặm, trẻ vẫn cần được bú mẹ xen kẽ đến khi tròn 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn nữa. Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng, kháng thể đặc biệt cần thiết cho hệ miễn dịch, sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để quan tâm, dạy dỗ con. Thời gian này, có thể cùng con đọc sách, đưa con ra ngoài khám phá thế giới, hoặc cùng con chơi một số trò đơn giản. Chúng vừa tốt cho sự phát triển vận động lại có tác dụng củng cố trí não rất tốt.
Khi thấy trẻ đã 8 tháng tuổi nhưng vẫn không đạt được những tiêu chuẩn nhất định, chẳng hạn như không nhận diện được người quen, người lạ, không biết bò, không phát ra bất kì âm thanh nào…, hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Nguồn: Mebeaz.com