Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho, mẹ phải làm sao để con khỏe?
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nhưng, khi trẻ còn quá nhỏ mà bị ho mẹ thường khá lúng túng và lo lắng khi không biết nên xử lý và sử dụng phương pháp điều trị nào để đảm bảo sự an toàn.
Vậy, trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho thì nên khắc phục như thế nào?
Nội dung chính trong bài
Nguyên nhân vì sao trẻ 10 ngày tuổi bị ho
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho một đứa trẻ 10 ngày tuổi bị ho, nhưng có những nguyên nhân chính sau đây:
– Trẻ bị trào ngược dạ dày: Sau khi ăn, nếu trẻ có hiện tượng khò khè, ho khàn, thở đứt quãng thì tỉ lệ rất cao là trẻ đang bị trào ngược dạ dày.
– Trẻ bị cảm lạnh: Trẻ có hiện tượng ho có đờm, hay sặc nước bọt. Đó là dấu hiệu của tình trạng trẻ bị cảm lạnh. Dù ngày hay đêm thì trẻ luôn thở nhanh và hơi thở không khô.
– Hen suyễn: Mẹ quan sát nếu trẻ thường xuyên ho dai dẳng và kèm theo tiếng rít, thời gian từ 10 ngày trở lên thì rất có thể mắc bệnh hen suyễn.
– Ho gà: Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho gà thường có những cơn ho vô cùng dữ dội. Đi kèm với nó là những tiếng thở rít vào nghe nhưng tiếng gà.
– Viêm phổi, phế quản: Nếu trẻ do dai và đi kèm với sốt cao trên 39 độ, khó thở thì có thể đã bị viêm phổi, viêm phế quản.
– Một số vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp: Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho cũng rất có thể là trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp, đường hô hấp tăng tiết dịch nhầy hoặc cũng có thể có dị tật nằm ở trong phế quản.
>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị ho và 1001 lời khuyên về cách chữa trị cho bé
Những phương pháp điều trị khi trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho
Với trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho việc sử dụng thuốc điều trị cần phải thực sự cân nhắc cũng như tìm hiểu kĩ càng, lắng nghe ý kiến chuyên gia. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho bé.
Với tình trạng trẻ sơ sinh 10 ngày bị ho mẹ không nhất thiết phải dùng thuốc. Thay vào đó, hãy chăm sóc trẻ đúng cách: giữ ấm, ngủ đủ giấc, ăn uống giàu dinh dưỡng… sẽ giúp trẻ phục hồi an toàn, hiệu quả.
1. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
Trong sữa mẹ có một nguồn kháng thể lớn giúp cơ thể trẻ chống lại những loại vi khuẩn có hại. Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch cũng như tránh được những bệnh lý “xoàng” mà không cần dùng tới bất cứ viên thuốc kháng sinh nào.
Trẻ 10 ngày tuổi bị ho, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần hơn trong ngày và chia nhỏ số sữa trong mỗi lần bú. Chắc chắn, liều thuốc này sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng.
2. Liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ
Với trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi nói chung, nhiệt độ thân nhiệt có thể thay đổi rất nhanh chóng nên 2 – 3 tiếng mẹ nên đo thân nhiệt cho trẻ 1 lần. Nên đo ở hậu môn trẻ để có được kết quả chính xác. Nếu thấy nhiệt độ của trẻ trên 38 độ thì nên cho trẻ đi bệnh viện.
3. Vỗ rung đờm
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho nếu có kèm theo đờm thì cần phải tiến hành vỗ đờm. Mẹ khum bàn tay và vỗ vào lưng trẻ ơ vị trí giữa hai bả vai. Thời điểm thích hợp nhất để vỗ long đờm là khi trẻ đói. Các chất nhờn sẽ được tống ra ngoài giúp đường thở dễ chịu hơn.
4. Vệ sinh mũi sạch sẽ
Bản thân trẻ sơ sinh chưa thể tự xì mũi cho mình nên mẹ cần sử dụng các công cụ hỗ trợ để lấy các chất nhầy trong mũi trẻ ra. Điều này giúp trẻ thở được dễ chịu và thoải mái hơn hẳn.
5. Tăng cường độ ẩm không khí
Khi độ ẩm không khí cao sẽ giúp cho hệ hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn hẳn. Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh nằm trong phòng điều hòa với độ ẩm không khí thường rất thấp.
Một chiếc máy tạo độ ẩm nếu không được dùng đúng lúc thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vì thế, cần cân nhắc cũng như chọn cho bé yêu chiếc máy tạo độ ẩm phù hợp.
>> Xem thêm: Bác sĩ ơi! trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho có làm sao không?
6. Massage lòng bàn chân
Trẻ sơ sinh bị ho, mẹ có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm cho vào bàn tay thoa đều sau đó tiến hành massage lòng bàn chân cho trẻ. Huyệt dùng tuyền (vị trí lõm nhất của gan bàn chân) nên được chú ý massage nhất.
Điểm mặt một số sai lầm khi điều trị ho cho trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi
Trong quá trình điều trị cho trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho có khá nhiều sai lầm mà các bậc phụ huynh mắc phải trong đó không thể không nhắc tới:
– Cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, trị ho: Thực tế, trẻ được tiếp xúc với các loại vi khuẩn trong giai đoạn đầu mang tới khá nhiều lợi ích. Vì thế, khi trẻ vừa bị ho các bậc cha mẹ đã cuống cuồng và cho dùng kháng sinh. Dùng thuốc kháng sinh có thể gây nên những tác hại vô cùng nghiêm trọng tới khả năng tự miễn dịch, đường tiêu hóa của trẻ. Nếu dùng quá liều có thể gây suy gan thận…
– Tự ý dừng thuốc: Nếu trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc mẹ cần tuân thủ đúng liều và thời gian sử dụng. Có không ít bậc phụ huynh điều trị cho con một vài hôm không thấy thuyên giảm liền tự ý đổi thuốc hoặc không cho trẻ dùng. Nếu trẻ tự ý ngưng thuốc hoàn toàn có thể khiến cho tình trạng bệnh lý có xu hướng nghiêm trọng hơn.
– Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Trẻ 10 ngày tuổi vẫn bú mẹ hoàn toàn. Chính vì thế mẹ nên tích cực cho trẻ bú nhiều hơn, tránh tình trạng kiêng khem quá mức khiến sữa thiếu chất, trẻ bú bị thiếu hụt dinh dưỡng. Vừa ốm lại thiếu chất có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng.
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho mẹ đừng lo lắng quá. Hãy bình tĩnh quan sát và xem xét nguyên nhân gây bệnh là gì, điều chỉnh việc chăm sóc bé để tự khắc phục tại nhà. Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ nên nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện và thăm khám.
Nguồn: Mebeaz.com
Xem thêm: