Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi chớ bỏ qua 5 lưu ý sau

0 128

Thời tiết thay đổi khiến trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi như thế nào không phải ai cũng biết. Vì thế, bài viết sau chúng tôi xin giới thiệu 5 lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc em bé 2 tuổi trong quá trình điều trị bệnh. Các mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi mẹ phải giữ phòng sạch sẽ

Không khí và thời tiết thay đổi dẫn đến tình trạng ho và ngạt mũi ở trẻ. Cũng chính vì vậy việc giữ môi trường sống, phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát là điều các mẹ phải chú ý hàng đầu. Các mẹ phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh phòng ngủ, đặc biệt là chiếc giường nơi bé nằm.

Bên cạnh đó, giữ ẩm không khí phòng khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi cũng rất quan trọng. Nguyên nhân là không khí quá khô vào mùa đông hoặc bật điều hòa vào mùa hè, điều này làm tình trạng ho ngạt mũi trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi mẹ phải giữ phòng sạch sẽ
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho phải được ở phòng thoáng mát, đủ độ ẩm

Mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách mua máy giữ ẩm không khí để khiến phòng bớt khô hơn. Nó sẽ giúp lỗ mũi của bé dễ chịu hơn và làm dịu cơn ho của bé, đặc biệt là ban đêm.

Không sử dụng miệng để hút chất nhầy từ mũi trẻ

Nhiều người mắc sai lầm trong cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi đó là dùng miệng để hút chất nhầy từ mũi trẻ. Đây là cách làm phổ biến từ xưa, thường được các bà thực hiện. Tuy nhiên, hành động đó tạo điều kiện cho vi khuẩn lây từ miệng của người lớn sang trẻ nhỏ, đặc biệt lại là trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có sức đề kháng kém. Ngoài ra, thói quen này còn ảnh hưởng đến sụn mũi rất yếu của con.

Thay vì sử dụng cách truyền thống để làm thông thoáng mũi, khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Mỗi ngày mẹ chỉ nên hút mũi cho con 2 – 3 lần vì hút quá nhiều lần sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ để đảm bảo vệ sinh cho lần hút sau.

Không sử dụng miệng để hút chất nhầy từ mũi trẻ
Sử dụng bóng hút mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi phải chú ý đến nệm và gối

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi mẹ phải chú ý giấc ngủ của con, đặc biệt là vào ban đêm. Khi con bị ho ngạt mũi mà nằm thấp sẽ rất khó thở và gây kích ứng cổ họng ho nhiều hơn. Mẹ cần phải nâng cao phần đầu của nệm, giường hoặc cũi của con để con dễ thở hơn. 

Ngoài ra, việc sử dụng gối cao không phải là cách đúng vì có thể tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ nên sử dụng chiếc khăn bên dưới để nâng đầu bé một chút.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi phải chú ý đến nệm và gối
Điều chỉnh cũi nâng đầu cao hơn cho trẻ

Không áp dụng mẹo dân gian một cách bừa bãi

Khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi, không ít mẹ nghĩ ngay đến các phương pháp chữa bệnh dân gian nhưng lại không rõ về cách chế biến và sử dụng. Điều này không những làm bệnh không thuyên giảm mà có khi còn khiến bệnh trầm trọng hơn.

Đặc biệt khi sử dụng các loại lá, loại thuốc chữa bệnh nếu không được làm sạch một cách cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vì thế, nếu muốn trị ho ngạt mũi cho con bằng các phương pháp dân gian phải tìm hiểu kĩ. 

Tham khảo:

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi không được kiêng tắm

Nhiều người cho rằng em bé 2 tháng tuổi bị ho nghẹt mũi không nên tắm vì con có thể bị cảm lạnh và khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn SAI. Bởi vì việc không vệ sinh thân thể sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn tấn công dễ hơn ngay khi sức đề kháng của trẻ đang bị suy yếu.

Khi trẻ em 2 tháng tuổi bị ho và ngạt mũi, cha mẹ càng phải chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể con. Cho con tắm bằng nước ấm và mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, dễ chịu.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi không được kiêng tắm
Trẻ sơ sinh không được kiêng tắm mà phải cho tắm sạch sẽ mỗi ngày và mặc quần áo thoáng mát

Với những lưu ý trên hy vọng các mẹ có thể cẩn thận hơn trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho ngạt mũi. Đồng thời mẹ cần bổ sung nhiều vitamin để chuyển hóa vào dinh dưỡng sữa mẹ giúp bé tăng cường sức đề kháng. Chúc các bé luôn vui vẻ và phát triển khỏe mạnh!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.