Da trẻ sơ sinh bị khô, nổi mẩn đỏ – nguyên tắc: 3 NÊN 4 KHÔNG!

0 519

Da trẻ sơ sinh bị khô và nổi mẩn đỏ khiến mẹ vô cùng lo lắng? Vậy thì, hãy cùng Mebeaz tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng khắc phục nhanh chóng, kịp thời!

Nội dung chính trong bài

Lý giải nguyên nhân vì sao da trẻ sơ sinh bị khô và nổi mẩn đỏ

Trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng cực kém vì thế thường rất dễ mắc các bệnh lý. Làn da mong manh của con rất dễ dị ứng với các tác nhân từ môi trường, dị ứng thức ăn, khói bụi hay đơn giản chỉ là sự thay đổi thời tiết…

Lý giải nguyên nhân vì sao da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh kém nên dễ mắc các bệnh lý ngoài da

Vì thế, da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ được coi như một hiện tượng hết sức bình thường. Nếu một ngày, bé yêu của bạn bị những nốt mẩn đỏ thì đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu nguyên nhân nào khiến cho trẻ gặp phải tình trạng này chắc chắn bạn sẽ có hướng khắc phục hiệu quả cho trẻ.

Tuy nhiên, dù áp dụng bất cứ phương pháp nào mẹ cũng đừng quên làn da trẻ cực nhạy cảm nên hãy chọn phương án lành tính nhất.

>> Xem thêm: Màu da của trẻ sơ sinh đen – trắng và khô phản ánh điều gì?

Da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ – có thể là biểu hiện của những bệnh lý về da

Da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ cũng là một biểu hiện cho mẹ biết rằng hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ đang gặp phải vấn đề.  Bất cứ đứa trẻ nào trong những năm tháng đầu đời của mình cũng sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất 1 vài lần. Trong giai đoạn này cần phải chăm sóc trẻ sát sao hơn.

Da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ rất có thể bé đang gặp phải những tình trạng sau:

– Mẩn đỏ do mụn nhọt: Thời điểm xuất hiện phổ biến nhất là vào mùa hè. Nó có thể mọc ở nhiều vị trí như: đầu, chân, tay, má, lưng… Mẩn đỏ mọc riêng lẻ hoặc cũng có thể thành từng mảng, màu đỏ hoặc trắng tùy theo từng giai đoạn. Thường trẻ sẽ có kèm theo sốt nhẹ.

– Mẩn đỏ do trẻ bị kê, mụn sữa: Bằng mắt thường có thể thấy những mụn trắng sữa li ti.

 Mẩn đỏ do trẻ bị kê, mụn sữa
Da mẩn đỏ do trẻ bị kê, mụn sữa

– Mẩn đỏ do chàm sữa: Chàm sữa thường xuất hiện phổ biến nhất ở má, nhưng nó cũng có thể mọc ở nhiều vị trí khác trên cơ thể trẻ: khuỷu tay, chân, lưng… Những mảng ban hồng xuất hiện sau đó trong mụn sẽ mọc nước và mụn vỡ ra, đóng mài, tróc vảy và kèm theo ngứa ngáy.

>> Xem thêm thông tin bệnh chàm sữa trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.

– Mẩn đỏ do hăm tã: Trẻ em sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do hăm tã thường xuất hiện ở vị trí háng, nách, bẹn, cánh tay, cổ tay… Các mẩn đỏ mọc lên kèm theo những tổn thương về da khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu.

Nguyên tắc điều trị: 3 NÊN – 4 KHÔNG cho da trẻ sơ sinh bị khô và nổi mẩn đỏ

2 má trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ hay bất cứ vị trí nào mẹ cũng đừng quá lo lắng. Nếu điều trị và chăm sóc đúng tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện hiệu quả. Nhiều mẹ có tâm lý lo lắng thái quá, trầm trọng hóa vấn đề và chăm sóc sai cách khiến cho trẻ không những không thuyên giảm mà còn nặng nề hơn.

Lời khuyên được đưa ra với tất cả các bệnh lý da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ đó chính là nên tắm rửa và giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, không nên kiêng kém quá mức vì đôi khi đó lại chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển.

Nguyên tắc 3 NÊN và 4 KHÔNG mẹ nên áp dụng:

– 3 NÊN:

Nguyên tắc điều trị: 3 NÊN - 4 KHÔNG cho da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ
Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ
  • Nên thay quần áo cho trẻ một cách thường xuyên, mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để trẻ thoải mái và dễ chịu nhất có thể.
  • Nên tắm cho trẻ bằng những sản phẩm có thành phần tự nhiên hoặc các loại cây cỏ có tính mát giúp dịu da cũng như an toàn.
  • Nên cho trẻ bú đều, uống nhiều nước (trẻ trên 6 tháng), ăn thêm trái cây tươi để tránh mất nước và tăng cường sức đề kháng.

– 4 KHÔNG:

Nguyên tắc điều trị: 3 NÊN - 4 KHÔNG cho da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ
Không nên tắm quá lâu
  • Không tắm quá kỹ, lau chùi quá mạnh. Da trẻ vô cùng nhạy cảm và non nớt, chính vì thế nếu mẹ tắm rửa quá kỹ sẽ khiến cho tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ nghiêm trọng hơn.
  • Không thoa các loại kem dưỡng không rõ nguồn gốc, không tắm bằng sữa tắm có chất tẩy rửa… Nó sẽ khiến tình trạng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
  • Không làm vỡ mụn đỏ, có thể gây nhiễm trùng, mẩn ngứa lan rộng.
  • Không gãi cũng như để trẻ tự gãi da vì có thể gây ra trầy xước, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Da trẻ sơ sinh bị khô và nổi mẩn đỏ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Chính vì thế, mẹ không cần quá lo lắng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở trẻ là gì và có hướng điều trị phù hợp, an toàn.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm: 

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.