Từ A – Z cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy nhiều lần

0 1.266

Trẻ sơ sinh đi ỉa nhiều lần trong ngày phổ biến với các em bé những tháng đầu đời. Tuy nhiên nhiều mẹ hay nhầm lẫn với hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt và “bỏ túi” cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy từ A – Z.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy là nỗi sợ hãi của nhiều bà mẹ
Trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy là nỗi sợ hãi của nhiều bà mẹ

Thông thường trẻ sơ sinh có thể đi ngoài từ 5 – 6 lần, thậm chí là 10 lần/ngày do hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện như người lớn. Khi thấy trẻ có dấu hiệu đi ỉa nhiều lần nhưng vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì không có vấn đề gì. Nếu trẻ sơ sinh đi ỉa nhiều lần kèm theo bỏ bú, sụt cân hay quấy khóc thì mẹ nên nghĩ ngay tới hiện tượng đi ỉa chảy ở trẻ sơ sinh.

>> Xem thêm: Màu sắc phân của trẻ sơ sinh: Như thế nào là tốt và không tốt?

Trẻ sơ sinh đi ỉa chảy: Cảnh báo vấn đề của đường tiêu hóa

Trẻ sơ sinh đi ỉa chảy hay còn gọi là tiêu chảy. Thực ra, ở độ tuổi này rất khó phát hiện nhưng lại rất nguy hiểm. Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ nhỏ dễ bị tử vong, chiếm khoảng 80% đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Khi thấy trẻ sơ sinh ỉa chảy cha mẹ cần theo dõi và phát hiện kịp thời.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ thường phân thành 2 loại: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp tính thường liên quan đến nhiễm trùng hay do vi khuẩn gây nên, bệnh chỉ kéo dài 1 – 2 ngày. Nếu trẻ đi ỉa chảy kéo dài vài tuần thì nguyên nhân có thể do các bệnh liên quan đến đường ruột hoặc hệ tiêu hóa bị kích thích. 

Trẻ sơ sinh đi ỉa chảy nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Vì thế các mẹ cần theo dõi và bổ sung kiến thức chăm sóc trẻ một cách toàn diện.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ỉa chảy

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên có rất nhiều nguyên nhân khiến bé đi ỉa chảy.

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn Coli là nguyên nhân chính khiến đường ruột của bé bị tác động từ đó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đi ỉa chảy nhiều lần trong ngày.
  • Virus Rota: Đây là loại vi rút gây bệnh chủ yếu, chiếm 40% nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy. Hiện virus này đã có vắc xin phòng ngừa. Mẹ xem thêm lịch tiêm chủng cho bé TẠI ĐÂY.
Mẹ nên tiêm chủng vắc xin Rota để hạn chế bệnh đi ỉa chảy cho trẻ
Mẹ nên tiêm chủng vắc xin Rota để hạn chế bệnh đi ỉa chảy cho trẻ
  • Do ngộ độc thành phần có trong sữa mẹ. Việc mẹ ăn những loại thực phẩm có thành phần gây ngộ độc cho bé cũng khiến trẻ bị đi ỉa chảy. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Ngoài ra những bệnh lý về đường ruột, rối loạn chức năng hệ tiêu hóa cũng khiến dạ dày trẻ bị kích thích.
  • Do các bệnh không liên quan đến hệ tiêu hóa như: sởi, cúm, chân tay miệng, viêm phổi, viêm màng não,…

Cha mẹ cần xác định nguyên nhân chính xác khiến trẻ sơ sinh đi ỉa chảy để tìm ra cách  khắc phục thích hợp.

>> Xem thêm: Mách mẹ xử lý đúng cách khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh đi ỉa chảy?

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non nớt, vì vậy cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ sớm khỏe mạnh. 

  • Chế độ ăn uống: Mẹ nên tăng cường cho bé bú sữa để bù vào lượng nước đã mất. Ngoài sữa mẹ có thể cho con uống thêm 100 – 200 ml nước sôi để nguội (những bé trên 6 tháng tuổi). Mẹ hạn chế ăn những đồ ăn tanh như trứng, cá, tôm, sữa, không uống những đồ uống có cồn, có ga,.. 
  • Chế độ vệ sinh: Trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy đa phần là do vi khuẩn gây nên. Vì vậy cần giữ môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên thay tã và vệ sinh cơ thể bé, nhất là chân tay của trẻ. Trước và sau khi vệ sinh cho bé mẹ cũng cần phải rửa tay sạch sẽ.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Cho bé ngủ đủ giấc, tránh tiếng ồn và ánh sáng mạnh để giấc ngủ của bé được sâu hơn. Khi trẻ sơ sinh bị ỉa chảy cơ thể sẽ mệt mỏi, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn.
  • Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo sự ổn định của đường ruột.
Bú mẹ hoàn toàn sẽ hạn chế được bệnh tiêu chảy
Bú mẹ hoàn toàn sẽ hạn chế được bệnh tiêu chảy
  • Trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy thường mất đi vi khuẩn có lợi cho đường ruột vì vậy cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung men vi sinh cho bé.

Trẻ sơ sinh bị đi ỉa chảy khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi trẻ sơ sinh đi ỉa chảy ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tự chăm sóc bé. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ có biểu hiện mất nước nặng: miệng, lưỡi khô, mắt quầng thâm hơn bình thường, khóc không có nước mắt.
  • Xuất hiện triệu chứng nôn mửa, phân có lẫn máu.
  • Trẻ sốt cao trên 38 độ, cơ thể mệt mỏi, hay quấy khóc.
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày mà không khỏi.
  • Ngoài ra trẻ sơ sinh đi ỉa chảy kèm theo hiện tượng phát ban, đau dạ dày mẹ cũng cần đưa bé tới bác sĩ.

>> Xem thêm: 6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy

Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu trẻ bị ỉa chảy kéo dài
Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu trẻ bị ỉa chảy kéo dài

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bởi việc mua thuốc điều trị đi ỉa chảy cho trẻ sơ sinh vì rất nguy hiểm. Không nên nghe theo những bài thuốc Đông y, mẹo dân gian chữa ỉa chảy cho trẻ sơ sinh bởi nó tiềm ẩn những nguy cơ nguy hại cho bé.

Trẻ sơ sinh đi ỉa chảy là hiện tượng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng cũng rất nguy hiểm nếu cha mẹ không biết cách xử lý. Do đó, cha mẹ đừng quên cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên Mebeaz.com thường xuyên nhé.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.