Màu sắc phân của trẻ sơ sinh: Như thế nào là tốt và không tốt?

0 3.176

Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt và không tốt? Có thể đoán bệnh của trẻ sơ sinh qua màu sắc chất thải của con không? Hãy cùng Mebeaz tìm hiểu thông điệp sức khỏe này của bé mẹ nhé!

Nội dung chính trong bài

Nhìn màu sắc phân trẻ sơ sinh có thể đoán biết tình trạng sức khỏe của bé
Nhìn màu sắc phân trẻ sơ sinh có thể đoán biết tình trạng sức khỏe của bé

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt?

Tình trạng màu sắc phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào những yếu tố sau: Độ tuổi, sữa mẹ hay sữa công thức, dạng thức ăn bé nạp vào hàng ngày. Nếu theo dõi phân của trẻ thường xuyên, các mẹ sẽ đoán biết được “sản phẩm” bé thải ra như thế nào là bình thường và bất thường.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên

Trong 24 giờ đầu trẻ sẽ thải phân su. Đây là dạng phân có mà có màu xanh đen, màu rêu và rất dính. Phân su hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ, bao gồm nước ối, chất nhờn và tế bào da, các tế bào khác được thai nhi thải vào tử cung người mẹ. Loại phân này không có nhiều mùi hôi và rát rất dễ vệ sinh.

Sự xuất hiện của phân su là “tín hiệu” chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đã hoạt động bình thường. Sau 24 giờ mà trẻ sơ sinh chưa thải phân su mẹ nên thông báo với bác sĩ ngay.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn

Dòng sữa đầu sau sinh còn gọi là sữa non có vai trò giúp nhuận tràng, đẩy phân su ra khỏi cơ thể. Sau khoảng 2 – 3 ngày bú sữa mẹ, màu phân của trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi: màu vàng sáng hơn, mùi không bị chua, hơi lỏng, thi thoảng thấy lợn cợn hoặc vón cục.

Lúc này chu kỳ tiêu hóa của con cũng chưa ổn định. Trong tuần đầu bé có thể đi nặng trước hoặc sau mỗi lần ăn, trung bình 4 lần/ ngày trong tuần đầu tiên, tần suất sẽ giảm dần và sau đó là bé sẽ chỉ đi ngoài và cũng một thời điểm trong ngày.

Sau một vài tuần đầu tiên, bé có thể đi đại tiện một vài ngày một lần mẹ cũng không nên quá lo lắng, đây là biểu hiện bình thường ở phân trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, miễn sao phân của bé vẫn mềm và bé vẫn đi dễ dàng.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh khi bú sữa công thức

Phân của trẻ sơ sinh dùng  sữa công thức sẽ nặng mùi hơn
Phân của trẻ sơ sinh dùng  sữa công thức sẽ nặng mùi hơn

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh khi dùng sữa công thức sẽ có sự khác biệt tương đối với việc bé bú sữa mẹ. Cụ thể, có thể nhìn nhận qua những đặc điểm sau:

– Bé đi nhiều hơn so với bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa công thức không thể tiêu hóa hoàn toàn như việc sử dụng sữa mẹ

– Màu sắc phân là màu vàng nhạt hoặc màu nâu vàng.

– Nặng mùi hơn, giống phân của người trưởng thành.

Thông thường trẻ dùng sữa công thức sẽ hay bị nóng và táo bón hơn so với việc sử dụng sữa mẹ.

Phân của trẻ bắt đầu ăn dặm

Trẻ ăn dặm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc phân của bé. Nội dung trong tã sẽ phản ánh thức ăn bé nạp vào cơ thể. Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân của trẻ cũng sẽ đặc hơn, màu phân của trẻ sơ sinh sẽ sẫm và bốc mùi hơn. Cụ thể “sản phẩm” của bé có thể có màu sắc như sau:

Phân của trẻ sơ sinh có màu xanh, đỏ, cam, nâu: Đôi khi mẹ thấy màu sắc phân của trẻ sơ sinh có nhiều màu khác nhau. Rất có thể là do thức ăn dặm của con có thực phẩm phẩm đậm màu như bí ngô, đu đủ chín, các loại hạt màu xanh…

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh cũng nói lên loại thức ăn bé nạp vào cơ thể
Màu sắc phân của trẻ sơ sinh cũng nói lên loại thức ăn bé nạp vào cơ thể

Phân của trẻ sơ sinh có màu đen: Phân trẻ có màu đen nhưng vẫn thành khuôn, trẻ đi ngoài bình thường, mẹ nên để ý xem có bổ sung sắt hay canxi cho bé không? Nếu có thì cũng đừng lo lắng nhé! 

Ngoài nhìn vào màu sắc phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt, để đánh giá tình trạng sức khỏe của con mẹ cũng cần phải xem xét tới tính chất và số lần đi ngoài của bé. Thông thường trong những tháng đầu trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức thì trẻ vẫn chưa đi ngoài thành khuôn, từ 6 tháng trở đi khi được kết hợp ăn dặm mới có khuôn phân.

Số lần đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào cơ địa của từng con. Thông thường là sau khi chào đời được 1 – 2 ngày bé có thể đi ngoài 4 – 5 lần/ ngày. Trong 6 tuần tiếp theo trẻ đi ngoài khoảng 2 – 5 lần/ ngày. Từ tháng thứ 6 trở đi trẻ đi ngoài ít hơn, phân cứng hơn chứ không lỏng như trước nữa.

Cách đoán bệnh trẻ sơ sinh qua màu sắc phân

Bằng cách nhìn vào màu sắc và tính chất phân của trẻ sơ sinh, mẹ cũng có thể biết được em bé của mình đang gặp vấn đề gì.

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có màu xanh, vàng, nâu và ở dạng lỏng. Thông thường, trẻ bị tiêu chảy do nhiễm một loại khuẩn nào đó. Tiêu chảy là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, với trẻ sơ sinh thì càng phải đề phòng hơn. 

Nếu thấy phân của bé có những dấu hiệu bất thường mẹ nên cho con đi khám ngay, để lâu con mất nước ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Phân của trẻ sơ sinh táo bón

Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khô và cứng hơn
Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khô và cứng hơn

Trẻ bị táo bón là tình trạng thường thấy khi nuôi con. Táo bón lâu ngày sẽ khiến con ăn uống kém hơn, đầy hơi, chậm phát triển. Quan sát phân của trẻ sơ sinh nếu thấy các biểu hiện dưới đây là bé đã bị táo bón rồi mẹ nhé!

– Phân trẻ cứng có thể thành viên nhỏ như phân dê, trẻ rất “vất vả” khi đi ngoài.

– 3 ngày liên tiếp trẻ vẫn không đi “nặng”.

Thông thường những trẻ sử dụng sữa công thức hay bị táo bón hơn sữa mẹ.

Phân của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn

Biểu hiện trẻ bị nhiễm khuẩn là phân của trẻ sơ sinh có lẫn cục màu xanh, mềm mềm như nước mũi hoặc bé đang bị tiêu chảy nhưng lại có chút máu đỏ lẫn trong phân. Mẹ cần cho trẻ đi khám ngay khi thấy các biểu hiện này.

Phân của trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Nếu thấy phân của trẻ sơ sinh có màu trăng ngà, rạn nứt mẹ nên nghĩ ngay tới trường hợp con bị rối loạn tiêu hóa hoặc bé đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ một loại thức ăn nào đó. Điều này cũng rất có thể là dấu hiệu các bộ phận như gan và tụy của bé đang không bình thường.

Đọc xong bài viết này mẹ đã có kinh nghiệm kiểm kiểm tra màu sắc phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt rồi chứ? Mỗi lần thay tã, bỉm cho bé đừng vội lắc đầu, bịt mũi mà vứt ngay vào thùng rác. Hãy dành một chút thời gian kiểm tra xem phân của bé như thế đã ổn chưa? Đừng bỏ qua bất kỳ thông điệp sức khỏe nào khi đang nuôi con mẹ nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.