6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy

0 393

Chuyên gia cho cháu hỏi tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy? Mít nhà cháu hơn 4 tháng, chỉ bú mẹ mà đi ngoài 2 ngày nay rồi. Cháu không biết phải làm sao nữa? 

(Giang, BG)

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy

Trả lời

Bạn Giang thân mến! Thắc mắc của bạn cũng là lo lắng của rất nhiều bà mẹ khi trẻ sơ sinh bú xong là đi ngoài. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhận biết:

1 số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy sẽ có 1 số dấu hiệu dễ dàng nhận biết như:

– Tần suất: Trẻ đột nhiên đi ngoài nhiều hơn những ngày bình thường.

– Tính chất phân: Phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn. Trường hợp đi ngoài nghiêm trọng thì phân có thể dính lẫn 1 ít máu.

– Các biểu hiện khác của trẻ sơ sinh bú mẹ xong là đi ngoài: Quấy khóc, khó chịu, kém ăn, bỏ bú, có thể sốt hoặc không, kèm nôn mửa… 

1 số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài

Từ nguyên nhân đến giải pháp khi trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đối với những bé bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy thì có thể do:

Vấn đề từ mẹ khiến trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy

1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ khiến trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài

Vì trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên lượng thức ăn mẹ đưa vào cơ thể chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất của con. Nếu mẹ không chú ý “giữ mồm giữ miệng”, ăn uống không cẩn thận có thể khiến trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu. 

Mẹ ăn những thực phẩm gây lạnh bụng như: hải sản, ốc, cải bắp, quả lê, nước uống có gas, đồ quá ngọt…. hoặc những thực phẩm không hợp với dạ dày của bé đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.

Giải pháp: Trong thời gian ở cữ cũng như cho con bú, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Tốt nhất, chỉ nên ăn những đồ lành tính, an toàn như: canh rau, thịt lợn luộc, trứng gà… Hạn chế những thực phẩm quá nhuận tràng như rau lang, rau đay, mồng tơi, hải sản….

Không ăn đồ quá ngọt hoặc quá chua, cay, đồ ăn chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cà phê… gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa, khiến trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ khiến trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài

2. Mẹ sử dụng thuốc khiến trẻ bú xong bị tiêu chảy

Việc mẹ phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, nhuận tràng hay các chất làm mềm phân cũng có thể sẽ khiến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy. 

Giải pháp: Mẹ nên cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ khi phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tránh ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Nếu có thể, hãy áp dụng những bài thuốc dân gian hoặc chữa mẹo để không phải dùng thuốc. 

3. Mẹ cho trẻ bú sữa bị hỏng cũng gây đi ngoài

Trường hợp mẹ nhiều sữa hoặc có công việc đi ra ngoài, buộc phải vắt sữa ra ngoài để trữ trong tủ. Với điều kiện nhiệt độ thường thì sữa vắt ra chỉ để được 4 tiếng, ở trong ngăn mát thì được 2 – 3 ngày,  ngăn đá thì 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu quá mốc thời gian trên mà vẫn lấy sữa cho bé dùng thì sẽ gây tiêu chảy.

Giải pháp: Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn bị đi ngoài, tốt nhất nên cho bé bú trực tiếp. Nếu vắt ra để trữ thì cần chú ý cách bảo quản, giữ gìn vệ sinh cũng như khoảng thời gian sử dụng. Đừng vì “tiếc rẻ” hoặc không để ý mà cho con bú sữa hỏng, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Mẹ cho trẻ bú sữa bị hỏng cũng gây đi ngoài

4. Vệ sinh đầu vú không sạch khiến trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài

Nếu sau mỗi lần bú, mẹ không vệ sinh kỹ càng đầu ti sẽ khiến cho cặn sữa bám vào, tích tụ, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn. 

Tương tự như vậy thì bình sữa không vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng nước ấm cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh bú xong bị đi ngoài. 

Giải pháp: Để đảm bảo yếu tố vệ sinh, mẹ tốt nhất nên rửa sạch bầu ngực của mình trước và cả sau khi cho em bé bú. Đồng thời, phải tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi trước và sau khi sử dụng đối với những bé bú bình.

Vấn đề từ bé dẫn đến tình trạng bú xong là đi ngoài

5. Cơ thể trẻ bị bất dung nạp Lactose

Tình trạng này thường xảy ra rất sớm, ngay từ khi trẻ mới sinh. Thông thường khi bé nạp đường latose thì cơ thể sẽ tự động tiết ra enzyme Lactase để tiêu hóa lactose. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu enzyme Lactase trong ruột non khiến cho lactose chưa được phân hóa sẽ đi thẳng xuống ruột già, khiến cho các vi khuẩn phát triển và gây tiêu chảy.

Giải pháp: Trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy từ những ngày đầu tiên, cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ để phát hiện đúng nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Cơ thể trẻ bị bất dung nạp Lactose

6. Nhiễm trùng đường ruột khiến trẻ sơ sinh bú vào xong là đi ngoài

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus Rota. Trẻ bị nhiễm loại virus này còn gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác nữa. 

Giải pháp: Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy cũng cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc và cho con sử dụng. Để phòng ngừa tiêu chảy do virus rota, mẹ có thể tiêm phòng cho bé theo đúng lịch.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Giang giải đáp được thắc mắc của mình khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn bị tiêu chảy. Bạn cần theo dõi thêm các biểu hiện khác của con, tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời. Đồng thời, tiếp tục cho con bú, bổ sung oresol để bù nước. Nếu tình trạng tiêu chảy vẫn kéo dài thì cần cho con đi khám bác sĩ sớm nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.