Mách mẹ xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều

0 243

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều là chuyện “thường như ở huyện” đối với bé ở độ tuổi này. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì ho hay nôn trớ nhiều có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi hay viêm phế quản…. Những thông tin hữu ích trong bài biết dưới đây sẽ giúp mẹ thêm kinh nghiệm ứng phó với hiện tượng này ở trẻ.

Nội dung chính trong bài

Ho có đờm, nôn trớ nhiều là hiện tượng rất phổ biên ở trẻ sơ sinh
Ho có đờm, nôn trớ nhiều là hiện tượng rất phổ biên ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều

Ho là một phản xạ tốt của cơ thể nhằm tống xuất đờm nhớt, vật lạ xâm nhập vào đường thở. Ho có đờm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết thay đổi, dị ứng, khói bụi, ô nhiễm hay cũng có khi là do vi khuẩn, virus tấn công… Các bệnh lý gây ra ho như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…

Còn nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược những chất từ trong dạ dày lên thực quản và ra ngoài qua miệng. Nguyên nhân có thể do các cơn ho có đờm, trẻ ăn quá no, rướn vặn mình, thay đổi tư thế đột ngột… Ngoài ra, nôn trớ cũng xuất hiện khi bé có triệu chứng về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tắc ruột, hay các bệnh lý về thần kinh như viêm màng não hoặc cũng có thể do chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Tuy nhiên, đa phần trẻ sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều thì nguyên nhân chính có liên quan đến các bệnh lý gây ra ho. Nếu “xử lý” được triệu chứng ho thì hiện tượng nôn trớ cũng sẽ chấm dứt.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi: khắc phục không cần thuốc

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều?

Khi em bé sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều, các mẹ nên xử lý hiện tượng này như sau:

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

– Khi bé bị nôn mẹ không nên bế xốc bé lên vì rất có thể dịch nôn sẽ tràn vào phổi của con. Mẹ dùng tay vuốt nhẹ nhàng từ trên lưng xuống ngực để tránh tình trạng trào ngược.

– Lau sạch miệng cho bé sau đó quấn một chiếc khăn mỏng ở cổ để bé không bị nôn tiếp.

– Đặt bé nằm yên và kê cao đầu sao cho nửa phần thân trên cao hơn nửa thân dưới. Trường hợp trẻ sơ sinh tiếp tục bị ho có đờm và nôn trớ mẹ nên cho bé nằm nghiêng sang một bên để dịch nôn không tràn vào phổi.

Kê cao gối cho bé khi bị ho, nôn trớ nhiều
Kê cao gối cho bé khi bị ho, nôn trớ nhiều

– Sau mỗi lần nôn mẹ nên lau miệng và bổ sung nước cho bé bằng cách cho bú hoặc uống oresol (với điều kiện là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước). Lưu ý, không nên để bé bú hoặc uống oresol quá no và nhanh vì bé có thể tiếp tục nôn trớ nếu như mẹ làm điều này.

Xử lý các cơn ho có đờm ở trẻ

– Thông thường trẻ sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ nhiều cũng có thể kèm theo cả sổ mũi. Vì vậy, mẹ nên chú ý hút mũi cho trẻ và vệ sinh khoang miệng, mũi bằng nước muối sinh lý 0,9 %.

– Vỗ rung long đờm cho trẻ để giảm ho. Cách thực hiện mẹ tham khảo thêm TẠI ĐÂY.

– Một số mẹo chữa ho có đờm từ quất, húng chanh, lá hẹ hoặc đường phèn… rất hiệu quả. Mẹ nên tham khảo TẠI ĐÂY để áp dụng cho em bé.

Bài thuốc chữa ho có đờm từ dân gian
Bài thuốc chữa ho có đờm từ dân gian

Chăm sóc em bé sơ sinh bị ho có đờm và nôn trớ tại nhà

Khi bé bị ho có đờm và nôn trớ nhiều mẹ nên lưu ý khi chăm sóc trẻ như sau:

– Nên giữ ấm cho trẻ nhưng cũng không nên quấn quá kỹ vì có thể làm trẻ đổ mồ hôi và nhiễm lạnh. Không để gió quạt, điều hòa chiếu thẳng vào bé.

– Trẻ sơ sinh dạ dày rất nhỏ, vị trí dạ dày lại nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu vì thế con rất dễ bị nôn trớ. Mẹ nên cho bé bú theo cữ và không nên để bé bú quá no. Nếu con đã ăn dặm mẹ nên chuẩn bị đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa cho bé và nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn no một lúc sẽ khiến bé nôn trớ.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ: Mách mẹ cách xử lý ngay lập tức!

Không nên cho trẻ bú quá no
Không nên cho trẻ bú quá no

– Nếu đang cho con bú hoàn toàn, mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng thật tốt để cải thiện chất lượng và số lượng sữa cho con.

– Ngoài triệu chứng ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ nên theo dõi các biểu hiện khác của trẻ như: bé có bị sốt không? Bị có bị chảy nước mũi xanh vàng, bé có thở nhanh hay rút lõm lồng ngực không? Những hiện tượng kèm theo này cho thấy bé đang bị cảm lạnh, cảm cúm hay nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi… mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Trong những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch của trẻ rất kèm vì thế hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ nhiều sẽ thường xuyên tái diễn. Vậy nên, các bậc cha mẹ đừng quên tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cho con đồng thời tham khảo Mebeaz.com thường xuyên để có kiến thức xử lý những bệnh trẻ hay gặp phải.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.