Trẻ sơ sinh bị sôi bụng? Mẹ bỏ túi ngay cách điều trị kịp thời

0 233

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng không phải là một phản ứng quá nghiêm trọng của trẻ, nó cũng không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, khi trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi… thì mẹ sẽ vô cùng lo lắng. Vậy, nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị sôi bụng và cách khắc phục như thế nào?

Nội dung chính trong bài

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng? Mẹ bỏ túi ngay cách điều trị kịp thời
Quấy khóc là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

– Quấy khóc chính là biểu hiện đầu tiên mà trẻ sơ sinh thường biểu hiện khi bị sôi bụng.

– Trẻ bỏ bú mẹ và bú bình, nôn trớ, ọc sữa.

– Một số trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài; tùy vào tình trạng mà mức độ có thể nặng nhẹ khác nhau.

– Vào ban đêm trẻ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn.

– Nhiều trẻ sẽ khỏi bệnh sau một ngày nhưng có những trẻ sẽ kéo dài cả tuần.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân nào gây nên?

– Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do chế độ ăn uống: mẹ cho bé bú bình quá sớm khiến cho bé chưa kịp thích ứng, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn yếu chính vì thế việc bị sôi bụng cũng dễ hiểu.

– Quá trình vệ sinh bình không được sạch sẽ, khiến cho các vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.

– Mẹ cho bé bú bình sai tư thế, khiến cho hơi vào cùng sữa khiến trẻ bị đầy hơi, khó chịu.

– Với trẻ sơ sinh bú mẹ, nếu mẹ ăn những loại thực phẩm có hàm lượng dầu mỡ cao, các thực phẩm cay nóng… hoàn toàn có thể khiến cho bé bị sôi bụng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng? Mẹ bỏ túi ngay cách điều trị kịp thời
Bú bình quá sớm là một nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng

Điều trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nắm được nguyên nhân gây nên nên tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cho mẹ khắc phục được tình trạng của bé nhanh chóng cũng như hiệu quả.

– Nguyên nhân khiến cho bé bú sữa ngoài bị sôi bụng là do thành phần lactose trong sữa cao. Trẻ khó có thể tiêu hóa được gây nên tình trạng tích tụ và rối loạn tiêu hóa. Vậy nên, trong trường hợp bắt buộc phải chọn sữa bột cho bé thì mẹ nên chọn những loại sữa có hàm lượng lactose thấp giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Trong quá trình cho bé bú, cho bé ngậm đúng khớp ti, bình nghiêng 45 độ để sữa có thể tràn đầy núm vú. Điều này giúp cho không khí không thể nào tràn vào trong.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng? Mẹ bỏ túi ngay cách điều trị kịp thời
Massage nhẹ nhàng cho bé

– Mẹ nhẹ nhàng cho bé nằm trên giường và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Nên kết hợp vuốt lưng trẻ sau khi cho bú khoảng 30 phút.

– Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ cũng cần phải cân nhắc. Không ăn những món nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thay vào đó, tích cực bổ sung những món mát, lợi sữa để mẹ có nhiều sữa hơn.

– Nếu đã tới giai đoạn trẻ ăn sữa chua thì có thể bổ sung thực phẩm này để giúp bé lợi khuẩn cũng như hệ tiêu hóa tốt hơn.

–  Nếu có thể hãy bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ lợi sữa. Điều này giúp mẹ có được lượng sữa nhiều hơn, chất lượng sữa tốt hơn.

– Vệ sinh bình sạch sẽ. Bình có sạch thì quá trình pha sữa mới được đảm bảo và giúp cho bé không gặp các bệnh lý liên quan đến đường ruột.

Trong trường hợp, mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng vẫn chưa thuyên giảm thì tốt nhất nên đưa trẻ tới viện dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn.

Hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bụng sôi mẹ có thể bỏ túi một vài kinh nghiệm:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng? Mẹ bỏ túi ngay cách điều trị kịp thời
Cân nhắc và chọn loại sữa bột phù hợp nhất với bé

– Nếu có thể, cho trẻ bú hoàn toàn hoàn trong 6 tháng đầu. Trong trường hợp mẹ ít sữa, loãng sữa,… hãy sử dụng các sản phẩm lợi sữa như Mabio để gọi sữa về.

– Nghiên cứu kỹ càng tất cả các thương hiệu sữa nếu mẹ đang cân nhắc chọn cho bé loại sữa bột phù hợp. Nên chọn loại sữa có hàm lượng lactose thấp sẽ an toàn cho bé hơn.

– Mỗi khi cho trẻ bú nên xoa bụng và bú xong vác bé theo tư thế đứng giúp bé ợ được thì mới đặt nằm.

– Thường xuyên cọ rửa bình, núm ti sạch sẽ.

– Thực đơn ăn uống hàng ngày cần phải cân bằng, không nên chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chua nóng…

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Mẹ  hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân cũng như cách xử lý phù hợp nhất cho bé yêu của mình. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.