Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ NÊN ăn gì và KIÊNG gì để nhanh khỏi?

0 10.120

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng ăn gì và nên ăn những thực phẩm nào? Là thắc mắc của rất nhiều chị em. Theo các bác sĩ chế độ dinh dưỡng của người mẹ không chỉ giúp bé phát triển tốt mà còn giảm tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh do chức năng gan chưa hoàn thiện.

Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh
Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi bé được 24 giờ tuổi. Nguyên nhân là do tích tụ bilirubin trong máu trong khi gan của trẻ chưa đủ khả năng loại bỏ hết bilirubin vì thế gây ra chứng vàng da. 

Thông thường, hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ được 1 – 2 tuần tuổi đối với bé đủ tháng và 2 – 3 tuần tuổi đối với bé thiếu tháng mà không gây ra vấn đề gì về sức khỏe. Mặc dù vậy nếu để vàng da kéo dài sẽ chuyển thành bệnh vàng da nhân, sẽ ảnh hưởng tới não bộ và thính giác của trẻ. 

Các bác sĩ cho biết, chế độ dinh dưỡng của người mẹ không chỉ quyết định tới việc phục hồi sức khỏe mà việc mẹ nên ăn gì và kiêng gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da cũng sẽ nhanh chóng đẩy lùi vấn đề này ở trẻ.

Vậy mẹ nên ăn những gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng khi trẻ sơ sinh vàng da các mẹ nên tham khảo dưới đây:

Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất

Mẹ ăn uống đủ chất sẽ đẩy lùi vàng da ở trẻ
Mẹ ăn uống đủ chất sẽ đẩy lùi vàng da ở trẻ

Bao gồm tinh bột, vitamin, đạm, chất béo. Bằng cách này không những sức khỏe của mẹ nhanh chóng phục hồi mà còn giúp cho tuyến sữa dồi dào, đủ chất. Điều này cũng giúp cho bé phát triển tốt hơn, chức năng gan sớm hoàn thiện và loại bỏ bilirubin trong máu.

Ăn nhiều hoa quả để thải độc

Những loại trái cây mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị vàng da có tác dụng thanh lọc cơ thể, kích thích men gan, lọc thận như dưa hấu, bơ, dứa, táo, dưa leo… Không những thế, ăn nhiều hoa quả còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể tạo điều kiện kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn, bé bú nhiều sẽ nhanh chóng loại bỏ chứng vàng da.

Tăng cường rau xanh

Rau xanh không chỉ giàu vitamin, khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau khi sinh. Hơn nữa, rau xanh còn là thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị vàng da. Vì thế, đừng bỏ qua các loại rau như: cải xoăn, cải xoong, súp lơ xanh, rong biển, rau đay, mồng tơi… giúp sữa mẹ về nhiều và chất lượng hơn, sớm loại chứng vàng da ở trẻ.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ kích thích tuyến sữa, bé bú nhiều sẽ giảm vàng da
Uống nhiều nước sẽ kích thích tuyến sữa, bé bú nhiều sẽ giảm vàng da

Mỗi ngày chị em nên bổ sung 2,5 – 3 lít nước tương đương với 8 cốc mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, gan và giúp tăng về mặt lượng sữa. Mặt khác trẻ sơ sinh cần bú nhiều để phát triển và phân giải được hết lượng bilirubin gây ra vấn đề vàng da ở trẻ.

Uống trà thảo mộc tự nhiên

Các loại trà như bồ công anh, trà hoa cúc, bạc hà, cây hoa chuông, cỏ long nha… sẽ giúp cho việc đào thải độc trong cơ thể dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng ăn gì?

Khi trẻ bị vàng da, lời khuyên của các bác sĩ là mẹ nên ăn uống đủ chất để nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ giúp trẻ đẩy lùi bệnh vàng da. Như vậy, khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ kiêng ăn gì, nguyên tắc mẹ không nên ăn những thực phẩm gây mất sữa, giảm số lượng sữa mẹ mà những thực phẩm đó là: Măng chua, lá lốt, bắp cải, các chất kích thích như rượu, bia, chất có nhiều caffein… Đặc biệt cần loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng thực phẩm làm sữa mẹ ít hơn
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng thực phẩm làm sữa mẹ ít hơn

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng mẹ ăn nhiều những thực phẩm chứa caroten sẽ làm da bé vàng hơn như: cà rốt, đào, bí đỏ, khoai lang vàng, cam… Hoặc có mẹ hỏi ăn nghệ sẽ khiến da trẻ sơ sinh vàng hơn không? Điều này chỉ đúng khi mẹ sử dụng với lượng lớn còn về cơ bản sẽ không liên quan tới chứng vàng da ở trẻ.

Trên đây là một số lời khuyên khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Ngoài chế độ dinh dưỡng, các mẹ nên cho trẻ thường xuyên tắm nắng, bú nhiều. Sau 2 tuần vàng da không có dấu hiệu giảm mẹ cần phải cho bé đi khám để tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.