Trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm có cần uống kháng sinh không?

0 106

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm có lẽ là một hiện tượng khá phổ biến mà rất nhiều trẻ đang gặp phải hiện nay; đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Vậy, khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này có cần uống kháng sinh để điều trị bệnh luôn không? Liệu, có hướng điều trị nào khác?

Nội dung chính trong bài

Những dấu hiệu điển hình khi trẻ sơ sinh viêm họng có đờm

Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm có những dấu hiệu bệnh điển hình mẹ cần lưu ý:

Bé khóc nhiều, đặc biệt khi ăn

Khi đang cho con bú, mẹ sẽ nhận thấy bé rất hay khóc. Điều này được lý giải là do bé cảm thấy khó chịu do đau họng khi nuốt thức ăn hay nước bọt.

Trẻ viêm họng có đờm thường quấy khóc, mệt mỏi

Trẻ ho

Ho thường xuyên và có lẫn đờm dãi là dấu hiệu điển hình của bệnh lý này. Ho khiến trẻ mệt mỏi, ủ rũ và việc vui chơi kém hẳn đi.

Cổ họng bị sưng đỏ

– Trẻ viêm họng thì cổ họng thường có xu hướng sưng đỏ.

– Mẹ rửa tay thật sạch sau đó giúp trẻ mở miệng thật to và quan sát. Nếu không thể thực hiện được thì tốt nhất nên cho trẻ thăm khám.

Bé mệt mỏi, bực bội

Thường, trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm thường luôn cảm thấy cơ thể bồn chồn. Sự khó chịu này khác hoàn toàn với những biểu hiện khi bé đói hay buồn ngủ.

Nôn trớ, tiêu chảy

Nôn trớ là dấu hiệu bệnh điển hình

Hệ miễn dịch kém, đờm nhiều khiến trẻ khó thở, buồn nôn rất dễ khiến trẻ bị nôn trớ và tiêu chảy.

>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ: Mách mẹ cách xử lý ngay lập tức!

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm có nên uống kháng sinh không?

Sử dụng kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn, nấm. Nó hoàn toàn không có tác dụng đối với virus. Trong khi đó, tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm phần lớn là do yếu tố kích ứng gây nên. 

Như vậy, việc dùng kháng sinh cho trẻ là không cần thiết, nếu sử dụng sai cách hoàn toàn có thể gây nên hiện tượng kháng kháng sinh, trầm trọng các triệu chứng bệnh. 

Đa số trẻ bị viêm họng có đờm có thể khỏi từ 1 – 2 tuần. Nếu mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà thì thời gian có thể rút ngắn hơn rất nhiều.

Mẹ không nên cho trẻ uống kháng sinh luôn

Một số mẹo dân gian điều trị trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm 

Điều trị trẻ sơ sinh bị viêm họng kèm có đờm bằng lá hẹ hấp đường phèn

Đây là một bài thuốc trị ho cho trẻ sơ sinh được áp dụng từ lâu trong nhiều gia đình Việt. Bài thuốc được công nhận về độ an toàn cũng như tính hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tuổi. Thay vì dùng kháng sinh có thể sử dụng lá hẹ.

Hẹ có tính ấm, vị cay, là một loại kháng sinh tự nhiên giúp giải độc, tán huyết, tiêu đờm.

Cách sử dụng: 

– Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, một chút đường phèn. Cho vào chung chiếc bát nhỏ sau đó đem hấp cách thủy 15 – 20 phút. 

– Chắt lấy nước và cho trẻ uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê nhỏ để cắt ho và tiêu đờm.

Lá húng chanh hấp đường phèn

Mẹ cũng có thể điều trị trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm bằng phương pháp này. Bản thân húng chanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm nên rất tốt trong điều trị viêm họng.

Cách sử dụng: 

– Mẹ chuẩn bị 15 lá húng chanh, 4 quả quất và chút đường phèn.

– Cho tất cả nguyên liệu vào trong chiếc bát nhỏ và đem hấp cách thủy 20 phút.

– Chắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê nhỏ.

>> Xem thêm: Mẹ 9X chia sẻ cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi!

Bài thuốc lá húng chanh hấp đường phèn

Trà gừng

Chữa viêm họng và ho có đờm cho trẻ bằng trà gừng được khá nhiều mẹ áp dụng và thành công. Gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giải độc tố, tiêu đờm, giảm ho, chống nôn ói… Hơn nữa, trong loại nguyên liệu này có thành phần có thể chữa cảm lạnh, ho rất hiệu quả.

Cách sử dụng:

– Lấy một phần gừng nhỏ băm nguyễn rồi cho vào nước đun sôi.

– Lấy phần nước gừng còn ấm cho trẻ uống đều đặn hàng ngày, thực hiện liên tục trong 3 ngày.

– Để vừa miệng trẻ mẹ có thể pha thêm chút đường phèn.

Lưu ý nên cân nhắc khi điều trị trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm 

– Trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm có thành phần là mật ong, mẹ tuyệt đối không được dùng.

– Trẻ ho kéo dài 3 tuần liên tục, có nhiều đờm, sốt, nôn mửa và khi ho có tiếng lạ thì cần nhanh chóng cho trẻ thăm khám càng sớm càng tốt để có hướng xử lý kịp thời.

Nếu trẻ ho dai dẳng, hãy thăm khám sớm

– Nếu trẻ nôn trớ cần lau sạch miệng, thay quần áo nếu dây bẩn, quấn một chiếc khăn quàng cổ để giúp làm ấm cổ đồng thời tránh tình trạng trẻ nôn tiếp.

– Khi trẻ đang nôn, không được bế xốc trẻ, nó có thể khiến cho dịch ói tràn vào trong màng phổi.

– Nếu trẻ nằm, nên đặt gối đầu cao một chút tránh hiện tượng bị trào ngược.

– Khi trẻ vừa nôn trớ, không nên cho trẻ uống sữa ngay.

– Trẻ quấy khóc, mẹ không nên mất bình tĩnh mắng hay đánh trẻ. Thực tế, nó chỉ là những phản xạ bình thường của trẻ mà thôi.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng ho có đờm thường khiến cho cơ thể bị mất đi một lượng nước lớn. Mẹ cần phải cho trẻ bú nhiều hơn, nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung thêm nước.

>> Mẹ cân nhắc: 5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị ho và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm mẹ không nên quá chủ quan. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì và nhanh chóng có hướng can thiệp mẹ nhé. Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng khi các triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng và các biện pháp can thiệp trước không mang tới hiệu quả tích cực.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.