Trẻ sơ sinh tập bú bình bị sặc khóc và những lưu ý bú bình đúng cách

0 1.386

Nhiều mẹ không có thời gian chăm sóc con, không phải lúc nào cũng có thể cho con bú mẹ trực tiếp mà cần sử dụng đến bình. Trẻ sơ sinh tập bú bình có những khó khăn gì? Tại sao con lại hay bị sặc, vừa bú vừa khóc, lười bú, không chịu bú? Phải làm sao để trẻ sơ sinh bú bình đúng cách? Có những lưu ý gì khi bú bình?… Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nội dung chính trong bài

Tại sao trẻ sơ sinh lười không chịu bú bình?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú bình. Một số nguyên nhân phải kể đến đó là:

  • Bé thích ti mẹ hơn vì cảm thấy núm vú của bình cứng hơn ti mẹ.
  • Thay đổi người cho ăn cũng làm bé chưa quen nên phản đối với việc bú bình.
  • Cũng có thể trẻ sơ sinh không chịu bú bình là do đã quen hơi mẹ.
  • Nếu như đang trong giai đoạn mọc răng thì trẻ sơ sinh lười bú bình là điều bình thường. Bé chỉ thích cắn chặt vào núm vú của bình chứ không chịu mút.
Trẻ sơ sinh tập bú bình bị sặc khóc và những lưu ý bú đúng cách
Trẻ sơ sinh lười bú bình do đang mọc răng

Trẻ sơ sinh tập bú bình gặp phải những khó khăn gì?

Với phương pháp hiện đại, trẻ sơ sinh mới sinh sẽ được da kề da với mẹ và bú sữa mẹ đầu tiên. Cũng chính vì thế mà trẻ thích với việc bú mẹ và trở thành thói quen bú mẹ bởi đây là nguồn thức ăn duy nhất hiện tại, cũng từ đó mà bé quen hơi mẹ hơn.

Việc bú mẹ tốt cho cả 2 mẹ con nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú ti mẹ được.

Như vậy, khi cho trẻ sơ sinh tập bú bình sẽ gây ra những khó khăn nhất định với con:

  • Trẻ sơ sinh bú bình bị sặc: Có thể do núm vú để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao dẫn đến nuốt nhiều hơi khi bú gây sặc, nôn sau bú. Cũng có thể lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh gây sặc.
  • Trẻ sơ sinh vừa bú bình vừa khóc đó là do trẻ không thích với việc bú bình bằng bú mẹ. Để làm quen với một thứ mới trẻ cần phải có thời gian để thích nghi với nó. Bạn càng ép thì trẻ sẽ càng khóc.
Trẻ sơ sinh tập bú bình bị sặc khóc và những lưu ý bú đúng cách
Trẻ sơ sinh vừa bú bình vừa khóc

Hướng dẫn trẻ sơ sinh tập bú bình đúng cách

Để hướng dẫn trẻ sơ sinh tập bú bình đúng cách mẹ cần phải chuẩn bị một vị trí phù hợp và hoàn toàn thoải mái cho bé. Tuyệt đối không để cho bé tự bú sữa một mình bởi rất dễ gây sặc sữa gây nguy hiểm cho bé mà mẹ không xử lý kịp. 

Sau đây là cách cho trẻ bú bình:

  • Đặt bé nằm nghiêng hoặc bế bé thoải mái với phần đầu và gáy dựa vào cánh tay mẹ. Tránh cho bé nằm ngửa vì khó bú và sợ sặc sữa.
  • Khi cho bé bú phải dốc bình lên sao cho sữa lúc nào cũng ngập đầy núm ty, bong bóng không khí không xuất hiện trong bình sữa.
  • Cho bé ngậm hết phần núm ty. Mẹ phải cầm phần thân bình sữa, không cầm đáy bình vì khiến trọng lượng bình sữa không đổ dồn lên miệng bé. Thỉnh thoảng núm vú bị nghẹt, mẹ có thể nới lỏng cổ bình 1 chút để không khí lưu thông.
  • Khi trẻ sơ sinh tập bú bình được một nửa bình thì hãy cho bé nghỉ một chút. Không nên để bé bú quá nhanh, trung bình là 15 phút cho một bình sẽ tốt nhất.
Trẻ sơ sinh tập bú bình bị sặc khóc và những lưu ý bú đúng cách
Trẻ sơ sinh tập bú bình đúng cách là phải dốc bình lên sao cho sữa ngập đầu núm ty

Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh tập bú bình

Sau khi biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình sao cho đúng thì mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sự an toàn của con khi bú bình. 

  • Không cho trẻ bú bình trước 6 tuần tuổi vì nếu cho trẻ bú bình quá sớm thì bé sẽ bỏ ti mẹ khiến mẹ có nguy cơ mất sữa.
  • Cho trẻ làm quen với bình sữa bằng cách cho một ít sữa vào bình rồi kiên trì cho con làm quen. Ngay cả khi con chỉ ngậm bình và nhai nhai chứ không bú cũng là dấu hiệu tốt.
  • Kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa là để con hơi đói một chút mới cho tập bú bình vì phản xạ bú mút của trẻ lên cao sẽ dễ bảo hơn.
  • Để người chăm sóc cho trẻ sơ sinh tập bú bình. Chẳng hạn mẹ đi vắng mà bà hay bố là người cho bé ti bình cũng sẽ tốt hơn vì thấy mẹ sẽ nhõng nhẽo đòi bú mẹ.
Trẻ sơ sinh tập bú bình bị sặc khóc và những lưu ý bú đúng cách
Để người chăm sóc bé cho bé tập bú bình
  • Không nên ép bé bú quá nhiều trong một cữ  khi có dấu hiệu no vì sẽ gây tâm lý sợ uống sữa bình của bé.
  • Nếu trẻ sơ sinh không bú hết lượng sữa đã pha thì mẹ có thể bảo quản sữa đó thêm 2 – 3 tiếng trong ngắn mát tủ lạnh, khi con đói có thể bỏ ra để tiếp tục bú. Trước khi dùng sữa trong tủ mẹ nên ngâm bình sữa bằng nước ấm khoảng 20 phút để làm nóng sữa.
  • Mẹ nên dành 1 tuần để kiên trì cho bé tập bú bình con sẽ sớm quen.

Trên đây chúng tôi đã giúp các mẹ biết cho trẻ sơ sinh tập bú bình đúng cách như thế nào và những lưu ý khi cho con bú bình để con sớm làm quen với ti bình hơn. Chúc các mẹ thực hiện thành công và hy vọng các bé sớm quen với việc bú bình để con hay ăn chóng lớn!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.