Viêm nội mạc tử cung sau khi sinh là tình trạng lớp niêm mạc bị viêm nhiễm. Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều sản phụ. Bệnh có nguy hiểm không và cách phòng ngừa thế nào. Mebeaz sẽ giúp chị em tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về chứng viêm nội mạc tử cung sau khi sinh
Cấu tạo bên trong của tử cung là có một lớp niêm mạc mềm và xốp hay còn được gọi là nội mạc tử cung. Ở vị trí này trứng được thụ tinh và phát triển thành bào thai. Nếu trứng không rụng, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy, được tống ra ngoài và tạo thành chu kỳ kinh nguyệt mà chúng ta vẫn thấy hàng tháng.
Viêm nội mạc tử cung sau khi sinh là hiện tượng lớp niêm mạc bên trong bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây ra. Đây là căn bệnh phụ khoa nhiều chị em mắc phải khi sức khỏe chưa ổn định, quá trình chăm sóc và giữ vệ sinh vùng kín trong lúc “vượt cạn” và sau khi sinh chưa tốt.
Bất kể là sinh thường hay sinh mổ đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, viêm nội mạc tử cung sau khi sinh mổ ở phụ nữ xuất hiện nhiều hơn.
Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung sau khi sinh mẹ cần biết
Chị em có thể nhận biết được mình bị viêm nội mạc tử cung khi cơ thể có những biểu hiện sau:
– Sốt: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh, các cơn sốt thường ở mức trên dưới 38 độ và diễn ra thường xuyên.
Một triệu chứng viêm nội mạc tử cung khác là sốt kèm theo với các hiện tượng đau bụng dưới dữ dội, đau âm ỉ kèm theo sản dịch xuất hiện có mùi hôi, đau đầu, chóng mặt… Là sự viêm nhiễm đã lây lan rộng sang các cơ của tử cung.
– Khi bác sĩ thăm khám bằng 2 ngón tay thì thấy tử cung mềm, đau, cổ tử cung luôn hé mở. Kết hợp nắn ở bụng dưới thấy tử cung vẫn to, không co hồi tốt như những người bình thường sau khi sinh.
Nguyên nhân của viêm nội mạc tử cung sau khi sinh
Bệnh thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày sinh nở. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh là do:
– Sản dịch không thoát ra ngoài được bị ứ đọng trong tử cung, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
– Trong quá trình sinh con bị sót nhau, nhất là đối với các mẹ sinh mổ, khiến cho lớp nội mạc dạ con bị nhiễm khuẩn trực tiếp hoặc gián tiếp do lây lan từ vùng kín lên.
Viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi vẫn được nhiều mẹ quan tâm và thắc mắc. Bởi bệnh liên quan tới sức khỏe vùng kín, lại kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng… Vậy viêm nội mạc tử cung sau khi sinh có nguy hiểm không?
Câu trả lời là nếu như không được điều trị kịp thời, các dấu hiệu bệnh tiến triển nặng hơn thì các mẹ không chỉ đối mặt với sự khó chịu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh con lần nữa thậm chí là tính mạng của chị em.
Viêm nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm quá trình thụ tinh và chất lượng tinh trùng khiến mẹ khó có thể thụ thai. Khi sự viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận khác như vòi trứng, ống dẫn trứng có thể khiến cho mẹ bị vô sinh.
Bệnh viêm niêm mạc tử cung ở phụ nữ sau khi sinh có thể lây lan sang các cơ của tử cung, gây viêm nhiễm, làm mủ. Thông qua vòi trứng, mủ có thể chảy từ tử cung vào thành ổ bụng gây viêm màng bụng, lúc này nguy cơ tử vong rất cao.
Viêm nội mạc tử cung có chữa được không? Bài thuốc điều trị?
Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và không ảnh hưởng gì tới chức năng sinh sản lần sau của chị em. Khi thấy các biểu hiện như chúng tôi nêu trên, chị em cần tới ngay các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành việc thăm khám và làm các thủ thuật cho chị em:
– Tiến hành siêu âm để xác định xem có bị sót nhau không.
– Cấy sản dịch để thực hiện kháng sinh đồ từ đó điều chỉnh kháng sinh cho phù hợp.
– Nếu nguyên nhân là do sót nhau thai, các bác sĩ sẽ làm thủ thuật nạo vét buồng tử cung.
– Dùng thuốc kích thích để tử cung để phục hồi tốt hơn.
Lưu ý: Chị em không nên dùng các bài thuốc chữa trị viêm nội mạc tử cung sau khi sinh theo kinh nghiệm truyền miệng, không có cơ sở khoa học. Vì như thế chị em có thể đánh mất cơ hội điều trị khi bệnh còn chưa quá nặng.
Mách mẹ cách phòng ngừa bệnh viêm nội mạc tử cung sau khi sinh
Phòng ngừa vẫn hơn chữa trị. Đây là lời khuyên của nhiều bác sĩ sản khoa dành cho các mẹ sau khi sinh. Các biện pháp ngừa bệnh chị em nên áp dụng đó là:
– Thực hiện việc vận động, massage bụng để sản dịch đào thải tốt nhất. Không nên dùng gen nịt bụng khi chưa hết sản dịch.
– Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa quá mạnh. Có thể dùng nước muối pha loãng để rửa.
– Không nên dùng đồ lót quá chật, bí hơi.
– Chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng, không nên kiêng khem quá mức.
– Thể thao là phương pháp tốt nhất để rèn luyện sức khỏe sau khi sinh cũng như phục hồi tốt cho “cô bé”.
– Khám phụ khoa định kỳ.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với chị em về bệnh viêm nội mạc tử cung sau khi sinh. Hy vọng với những kiến thức này, chị em có thêm hành trang, kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ sinh vùng kín, niêm mạc tử cung để không bị viêm nhiễm. Chúc chị em sức khỏe!
Nguồn: Mebeaz.com