Những dấu hiệu chỉ điểm bị sa tử cung sau khi sinh: Nguyên nhân là gì?

0 34.869

Phụ nữ sau khi sinh bị sa tử cung là một trong những cụm từ khóa được hàng triệu mẹ tìm kiếm. Bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm. Để giúp mẹ nhận biết được dấu hiệu, biểu hiện cũng như nguyên nhân của chứng sa tử cung là như thế nào. Bài viết này, Mebeaz sẽ chia sẻ tất cả những kiến thức cơ bản cũng như cách chữa trị, phòng ngừa bệnh cho các chị em.

Nội dung chính trong bài

Hình ảnh phụ nữ bị sa tử cung sau khi sinh
Hình ảnh phụ nữ bị sa tử cung sau khi sinh

Bệnh sa tử cung sau khi sinh là thế nào?

Theo các chuyên khoa phụ sản, hiện tượng sa tử cung sau khi sinh còn được gọi là sa dạ con là vấn đề thường gặp ở phụ nữ nhất là sinh thường, do tử cung sa vào lòng âm đạo, nặng hơn là sa xuống thấp và lộ ra ngoài. Một số biến chứng kèm theo đó là niệu đạo, bàng quang hay trực tràng bị sa ra bên ngoài.

Trường hợp bình thường, tử cung ở bên trên âm đạo được liên kết bởi các cơ và dây chằng. Nhưng vì một lý do nào đó, các cơ và dây chằng không đủ sức đàn hồi để nâng đỡ tử cung khiến cho nó tụt xuống lòng âm đạo và gọi là bệnh sa tử cung.

Dấu hiệu và triệu chứng chỉ điểm bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh

Bệnh sa tử cung có 3 mức độ:

– Mức độ 1: Phần tử cung bên trên bắt đầu chớm trĩu xuống cổ tử cung: Tình trạng này cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe sản phụ. Mẹ chỉ có thể nhận biết hình ảnh bị sa tử cung sau khi sinh ở mức độ này thông qua siêu âm hoặc cảm thấy đi tiểu không tự chủ.

– Mức độ 2: Mẹ sẽ cảm nhận thấy bị tiểu són liên tục. Cổ tử cung lúc này sa thấp vào lòng âm đạo. Nếu đi vệ sinh hoặc đứng trong thời gian lâu thì tử cung có thể bị đẩy ra ngoài cơ thể.

– Mức độ 3: Đây là mức độ nặng nhất, tử cung bị đẩy ra khỏi âm đạo. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm đối với những người trẻ tuổi.

Những dấu hiệu phụ nữ sau khi sinh bị sa tử cung đó là:

– Trường hợp nhẹ: Mẹ vẫn sinh hoạt bình thường và khó nhận ra các dấu hiệu của bệnh hoặc có thể chỉ thấy nặng và căng tức ở vùng âm hộ.

– Trường hợp nặng kèm các biến chứng sa trực tràng, niệu đạo, bàng quang thì các mẹ có thể thấy các hiện tượng::

  • Tiểu tiện đau đớn, không tự chủ, mỗi lần hắt hơi có thể bị són ra ngoài. Vấn đề đại tiện gặp khó khăn.
  • Các biểu hiện sa tử cung sau khi sinh nhẹ hơn trong các buổi sáng sớm và nặng hơn trong ngày.
Tiêu tiện khó khăn là một trong những dấu hiệu của sa tử cung sau khi sinh
Tiêu tiện khó khăn là một trong những dấu hiệu của sa tử cung sau khi sinh
  • Vùng bụng dưới có cảm giác đau, nặng và căng tức khó chịu.
  • Có thể bị chảy máu âm đạo bất thường, khí hư ra trắng loãng hoặc nhầy.
  • Đau lưng dưới, đây là triệu chứng bị sa tử cung sau khi sinh ở phụ nữ rất hay gặp.
  • Trường hợp nặng có cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng hoặc thấy như quả bóng lồi ra khỏi âm đạo, thấy như vật gì đó đang rơi ra khỏi âm đạo.

Nguyên nhân nào khiến phụ nữ sau khi sinh bị sa tử cung?

– Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sa tử cung đó là quá trình mang thai và sau sinh tử cung vẫn còn khá to và nặng, ngoài ra các cơ và dây chằng ở vùng đáy chậu nâng đỡ tử cung co giãn quá mức, không thể đàn hồi như trước được khiến cho tử cung bị sa vào lòng âm đạo bên dưới.

– Thông thường, ngay sau khi sinh là tử cung đã bắt đầu co bóp để trở lại bình thường và khoảng 1 tháng là tử cung đã phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số mẹ có do cơ địa hoặc thực hiện các động tác quá mạnh khiến cho tử cung không thể co hồi như trước:

  • Sản phụ bị suy nhược cơ thể.
  • Những phụ nữ sinh non nhiều lần sẽ có nguy cơ sa dạ con sau khi sinh cao hơn phụ nữ khác.
  • Sau khi sinh làm việc quá sức, mang vác đồ vật nặng nề.
  • Phụ nữ ít vận động cũng khiến cho dạ con không co bóp và phục hồi nhanh.
  • Phụ nữ bị táo bón lâu ngày, khi đại tiện với lực rặn lớn cũng dễ làm tử cung bị sa xuống.

Các trường hợp sa tử cung sau khi sinh mổ là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra do các cơ và dây chằng vùng chậu cũng bị co giãn trong quá trình mang thai.

Bệnh sa tử cung sau khi sinh nguy hiểm như thế nào?

Sa tử cung sau khi sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Sa tử cung sau khi sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh sa tử cung sau khi sinh nếu nhẹ thì mẹ có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng để nặng hơn, tới mức độ 3 thì dễ gặp các biến chứng như:

+ Viêm nhiễm tử cung: Hiện tượng này có thể lây lan sang âm đạo, niệu đạo, bàng quang… Đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khiến cho mẹ đau đớn khi tiểu tiện, sức khỏe giảm sút, tinh thần mệt mỏi.

+ Loét âm đạo: Khi tử cung bị sa ra ngoài, cọ sát vào quần lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng, loét vào âm đạo.

+ Khi khối tử cung sa bị loét, hoại tử, các bác sĩ buộc phải cắt đi và mẹ sẽ không thể mang thai sinh con được nữa.

+ Tử vong: Khi viêm nhiễm kéo dài làm cho người bệnh nhiễm trùng máu và tử vong đột ngột.

Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh sa tử cung sau khi sinh ở phụ nữ

Sau khi sinh, mẹ nên phòng ngừa bệnh sa tử cung hơn là để bệnh xuất hiện và nặng hơn. Như các mẹ đã thấy ở trên, biến chứng của bệnh là rất nguy hiểm.

Phụ nữ cần nhận biết sớm các dấu hiệu sa tử cung sau khi sinh
Phụ nữ cần nhận biết sớm các dấu hiệu sa tử cung sau khi sinh

Cách điều trị bệnh sa tử cung sau khi sinh theo mức độ bệnh

Mẹ cần xác định mức độ bệnh sa tử cung của mình là như thế nào thông quá các dấu hiệu kể trên hoặc chẩn đoán qua siêu âm, chụp MRI. Nếu nhẹ thì chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, nặng hơn thì các mẹ cần điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thực tế, đã có trường hợp nặng, viêm loét, phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và không thể sinh con được nữa.

Một số cách chữa trị sa cổ tử cung sau khi sinh tại nhà, các mẹ có thể áp dụng khi bệnh chưa quá nặng đó là:

– Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, làm việc, vận động nhẹ nhàng.

– Thực hiện một số bài tập kegel để dạ con co hồi hồi tốt hơn, các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu.

– Nếu các triệu chứng vẫn chưa cải thiện, mẹ có thể hỏi các bác sĩ vật lý trị liệu khoa sản, các bác sĩ sẽ giúp mẹ tìm hiểu một số động tác và bài tập vận động để tử cung phục hồi tốt hơn.

– Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày, đủ chất và cân bằng. Các mẹ có thể tham khảo một số món ăn chữa sa tử cung sau khi sinh đó là: cháo kê nấu lươn, cháo kê nấu thủ ô và trứng gà, cháo kê nấu đẳng sâm và thăng ma, canh lươn, canh cá diếc nấu hoàng kỳ.

Cách phòng ngừa bệnh sa tử cung sau khi sinh

– Sau khi sinh con không nên lao động nặng.

– Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập kegel nhưng không nên đi lại quá nhiều, lên xuống cầu thang sau khi sinh.

Tập kegel sẽ giúp các mẹ phòng ngừa bệnh sa tử cung sau khi sinh
Tập kegel sẽ giúp các mẹ phòng ngừa bệnh sa tử cung sau khi sinh

– Tránh thực hiện các động tác nín bụng nhiều như: Đứng lâu, ngồi lâu, hay nín hơi nhịn tiểu.

– Tăng cường các món ăn bổ khí, bổ thận tuy nhiên cần phải cân bằng các dưỡng chất với nhau. Đặc biệt, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để không bị táo bón.

– Uống nhiều nước mỗi ngày.

Mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được các dấu hiệu bị sa tử cung sau khi sinh như những gì chúng tôi chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, đừng để bệnh quá lâu sẽ gây ra nhiều khó khăn bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Sau khi sinh, hãy thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bệnh không có cơ hội xuất hiện.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.