Cảnh báo bị huyết áp thấp khi mang thai, nguy cơ nào cho mẹ và bé?

0 665

Nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng mang thai huyết áp thấp. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này mà phần lớn xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố progesterone nhất là trong 3 tháng đầu. Phụ nữ mang thai huyết áp thấp phải đối mặt với những nguy cơ nào? Mời đón đọc qua bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai khá phổ biến
Hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai khá phổ biến

Bệnh huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai là gì?

Huyết áp được hiểu là lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu qua hệ thống tuần hoàn. Được biểu đạt bằng 2 chỉ số.

Chỉ số đầu tiên thường cao hơn gọi là huyết áp tâm thu là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu. Chỉ số thứ 2 là huyết áp tâm trương để biểu đạt áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa 2 lần co bóp. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 milimet thủy ngân (mmHg).

Người có huyết áp thấp hay còn gọi làm giảm huyết áp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm còn 90/60 mmHg, huyết áp thấp sẽ làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch. 

Phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp khá phổ biến nguyên nhân là hormone progesterone tăng lên nhiều hơn dẫn tới tình trạng giãn mạch máu và hạ huyết áp. Mặt khác lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên 1,2 – 1,5 lần so với bình thường nên cũng làm tăng nguy cơ huyết áp thấp ở bà bầu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể tới như: Suy tuyến giáp, mất ngủ, tâm lý căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ cho cơ thể hoặc những bà mẹ mang đa thai cung có nguy cơ bị huyết áp thấp nhiều hơn.

>>Xem thêm: Mẹ mang thai nhưng không tăng cân: Con có bị ảnh hưởng không?

Dấu hiệu bệnh huyết áp thấp ở bà bầu

Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu điển hình của huyết áp thấp khi mang thai
Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu điển hình của huyết áp thấp khi mang thai

Ở phụ nữ mang thai những dấu hiệu điển hình của bệnh huyết áp thấp đó là:

+ Khó thở, mệt mỏi và luôn muốn được nghỉ ngơi.

+ Hoa mắt chóng mặt đặc biệt là lúc thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống.

+ Đôi lúc thấy buồn nôn.

+ Cảm thấy lạnh và như bị vã mồ hôi.

+ Đau đầu và mất tập trung trong công việc.

+ Da dẻ kém sắc, xanh xao, nhợt nhạt.

+ Tinh thần thiếu vui vẻ, dễ cáu gắt.

Đa phần các trường hợp huyết áp thấp khi mang thai là mạn tính nên nhiều người đã quen với mức huyết áp này và thường không cảm thấy các dấu hiệu biểu hiện.

Mang thai bị huyết áp thấp có sao không? Có nguy hiểm không?

Không ít chị em thắc mắc mang thai bị tụt huyết áp có nguy hiểm không? Mặc dù phổ biến trong thai kỳ nhưng mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng với những triệu chứng của huyết áp thấp.

Lý do là khi bị giảm huyết áp, chị em có thể bị hoa mắt, chóng mặt, chán ăn… Nếu đang đi ngoài đường hoặc leo cầu thang có thể dẫn tới tình trạng vấp té, ngã ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Trường hợp mẹ bầu mang thai huyết áp thấp nặng hơn có thể bị ngất xỉu do thiếu oxy lên não và các bộ phận khác trong cơ thể, thai nhi cũng sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Huyết áp thấp khi mang thai rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi
Huyết áp thấp khi mang thai rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Mặc dù mang thai huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao, vậy nhưng bà bầu cần phải có những biện pháp phòng ngừa nếu như không muốn xảy ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là huyết áp thấp khi mang thai tháng cuối.

Mang thai bị huyết áp thấp phải làm sao?

Lời khuyên đến từ các chuyên gia sức khỏe khi bà bầu bị huyết áp thấp đó là:

– Uống đủ nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít nước bao gồm cả nước trắng, thức ăn, trái cây.

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày vì khi bị đói dễ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Ngoài những bữa chính, chị em có thể nhâm nhi một vài miếng bánh ngọt, kẹo gừng hoặc chén nhỏ cháo hoặc súp.

– Ăn mặn hơn vì lượng natri trong muối có thể làm huyết áp tăng lên, do đó các mẹ bầu mắc chứng huyết áp thấp khi mang thai có thể ăn mặn hơn một chút.

– Không đột ngột thay đổi thư thế vi làm như vậy máu sẽ không kịp chuyển tới não bộ và các cơ quan trong cơ thể làm cho tình trạng hoa mắt chóng mặt xuất hiện. 

–  Không thức khuya và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế căng thẳng, stress.

– Nên tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như yoga dành cho bà bầu, thiền, đi dạo bộ…

– Không xông hơi hoặc ngâm mình trong nước nóng quá lâu vì sẽ làm mất nước trong cơ thể và huyết áp giảm đột ngột.

– Siêu âm và khám thai định kỳ rất quan trọng và không thể thiếu.

>>Xem thêm: Những điều cấm kỵ khi mang thai mọi bà bầu cần biết

Khám thai và siêu âm định kỳ giúp mẹ bầu kiểm soát được chứng huyết áp thấp
Khám thai và siêu âm định kỳ giúp mẹ bầu kiểm soát được chứng huyết áp thấp

Bà bầu bị huyết áp thấp khi mang thai sinh thường hay mổ?

Nhiều mẹ bầu lo lắng đặt câu hỏi mang thai huyết áp thấp có sinh thường được không?

Trên thực tế, chưa có khuyến cáo nào bắt buộc bị tụt huyết áp phải sinh mổ. Tùy vào điều kiện sức khỏe của chị em: bị nặng hay nhẹ, mang thai đơn hay đôi, thể lực thế nào?, tiền sử mang thai lần đầu, tình trạng thai nhi… Để bác sĩ tư vấn hoặc quyết định phương pháp sinh cho mẹ bầu.

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị huyết áp thấp, tụt huyết áp

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, ngoài việc phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thực đơn của bà bầu bị huyết áp thấp nên và không nên có những thực phẩm sau:

Thực phẩm nên ăn: 

  • Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B: Nho khô, hạnh nhân, tỏi, nước chanh, trà gừng nóng.
  • Để phòng trừ trong túi lúc nào cũng có đồ ăn vặt như bánh kẹo, trái cây.
Luôn có đồ ăn vặt trong túi khi mang thai bị huyết áp thấp
Luôn có đồ ăn vặt trong túi khi mang thai bị huyết áp thấp

Thực phẩm nên tránh: 

  • Những thực phẩm gây hạ huyết áp tự nhiên như: Táo mèo, sữa ong chúa, hạt dẻ nướng, cà rốt, cà chua, mướp đắng.
  • Thực phẩm có tính lạnh nên hạn chế ăn như: Cần tây, cải bina, dưa hấu, đậu đỏ, tảo bẹ, hành tây… 
  • Tránh xa rượu bia và những thức uống chứa caffein.

Trên đây là một số lời khuyên cho những mẹ bầu mang thai bị huyết áp thấp. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Mebeaz.com 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.