Bà bầu mang thai bị viêm phụ khoa, cẩn thận sinh non
Xin hỏi: Mang thai mà bị viêm phụ khoa phải làm sao ạ? Em đang có bầu ở tháng thứ 5 nhưng rất hay bị viêm âm đạo, khí hư ra nhiều, “vùng kín” đôi lúc ngứa ngáy. Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi không? Cách chữa thế nào, có phải đặt thuốc không thưa bác sĩ?
Nguyễn Thị Nga (Bắc Ninh)
Nội dung chính trong bài
Vì sao bà bầu hay bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Viêm phụ khoa là một trong những căn bệnh nhạy cảm mà hầu như người phụ nữ nào cũng gặp hơn 1 lần trong đời.
Ở phụ nữ mang thai bị viêm phụ khoa chiếm tỷ lệ rất lớn và chủ yếu do nấm Candida gây nên. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi có bầu nội tiết tố estrogen tăng cao làm cho nồng độ pH bị mất cân bằng cộng thêm hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm cho “vùng kín” nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa.
Hơn nữa, với sự phát triển của thai nhi làm cho cấu trúc tử cung mở rộng, huyết trắng khi mang thai ra nhiều cũng là những môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn tấn công.
Những dấu hiệu điển hình của viêm phụ khoa khi mang thai đó là:
– Khi hư ra nhiều hơn bình thường, có màu trắng đục, dạng bột bám trên quần lót, thậm chí có màu vàng xanh, vàng xám kèm bọt…
– Âm đạo ngứa ngáy và có mùi hôi.
– Luôn cảm thấy vùng kín ẩm ướt, khó chịu.
– Điêu tiểu hoặc quan hệ tình dục có thể thấy nóng rát.
Không phải trường hợp nào bị viêm phụ khoa, viêm âm đạo khi mang thai cũng có tất cả các dấu hiện trên, mức độ nặng nhẹ tùy vào mỗi người nhưng cần phải phát hiện và chữa trị sớm nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của chị em.
Mang thai bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Điều mà hầu như chị em nào cũng thắc mắc đó là mang thai bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng tới thai nhi không? Theo bác sĩ sản khoa, bệnh có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi theo các cấp độ khác nhau.
– Đối với thai nhi:
- Phụ nữ mang thai bị viêm phụ khoa mức độ nhẹ có thể không lây cho em bé trong suốt thai kỳ nhưng trong quá trình chuyển dạ khi em bé đi qua đường âm đạo sẽ rất dễ bị lây nấm, vi khuẩn từ người mẹ, biểu hiện như nấm miệng, tưa lưỡi, viêm kết mạc mắt ở bé sau khi sinh…
- Một số trường hợp bà bầu viêm phụ khoa nặng do các loại vi khuẩn nguy hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Đơn cử như virut hespes hoặc vi khuẩn viêm âm đạo Chlamydia sẽ gây nhiễm trùng mắt, phổi. Bệnh lậu, giang mai gây mù mắt…
– Đối với bà bầu:
- Viêm phụ khoa khi mang thai khiến cho chị em gặp khó chịu trong sinh hoạt.
- Tạo ra những bất thường khi sinh như viêm màng ối dẫn tới vỡ ối sớm, sinh non…
Để biết được bản thân bị viêm phụ khoa khi mang thai ở mức độ nào? Tốt nhất là nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn để có biện pháp vệ sinh, phòng ngừa.
Mang thai bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc?
Một câu hỏi nữa cũng được chị em hết sức quan tâm đó là mang thai bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?
Các chị em nên nhớ là một số thuốc đặt âm đạo, tiêm, xịt, thậm chí là bôi ngoài da… đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi qua đường máu, tuần hoàn của người mẹ, chính vì thế cần hết sức thận trọng. Đặc biệt phải hỏi ý kiến bác sĩ và “tuyệt đối” không được tự ý sử dụng.
Trong trường được chỉ định dùng thuốc đặt viêm phụ khoa khi mang thai, các bác sĩ sẽ kê đơn gồm các loại thuốc kháng viêm và kháng nấm có tác dụng điều trị tại chỗ vi khuẩn ở âm đạo, tử cung. Tuy nhiên, một số loại thuốc đặt âm đạo chỉ làm cho bệnh hết tạm thời, có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu như mẹ không vệ sinh chữa trị dứt điểm.
Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai cho bà bầu tại nhà
Dấu hiệu viêm phụ khoa khi mang thai rất dễ nhận biết, nếu không may mắc phải chị em cần bình tĩnh xử lý:
– Tới các cơ sở khám chữa chuyên khoa để bác sĩ tư vấn xem có phải sử dụng thuốc đặt âm đạo khi mang thai không? Cách chữa trị như thế nào?
– Vệ sinh, thay rửa thường xuyên trong thời gian chữa trị.
– Không được tự ý sử dụng các biện pháp dân gian như hơ vùng kín, ngâm bằng nước trà xanh, trầu không… Có thể bình thường áp dụng rất tốt nhưng với bà bầu không phải tất cả các biện pháp đều có thể sử dụng.
Biện pháp phòng ngừa viêm phụ khoa khi mang thai
Đừng để có bầu bị viêm phụ khoa, viêm âm đạo mới lo chữa trị. Hãy làm tốt những vấn đề sau để phòng ngừa:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, không thụt rửa quá mạnh hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa.
– Nên chọn đồ lót loại vải cotton thoáng khí, có thể thay 2 – 3 lần nếu khí hư ra nhiều. Cần vận động đi lại, tránh ngồi quá lâu một chỗ.
– Sử dụng sữa chua để tăng sức đề kháng. Hạn chế thực phẩm ngọt, nhiều đường vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm phụ khoa khi mang thai.
– Trước và sau khi quan hệ vợ chồng cần vệ sinh sạch sẽ, không nên quan hệ nếu đang bị viêm phụ khoa.
Tóm lại, mang thai bị viêm phụ khoa không còn xa lạ với các mẹ bầu. Điều đáng nói ở đây đó là nếu phát hiện bệnh cách tốt nhất là nên tới các cơ sở khám chuyên khoa để được tư vấn và khám chữa kịp thời. Chúc chị em sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: Mebeaz.com