Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến em bé không?

0 214

Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu là tình trạng thường gặp của nhiều phụ nữ khi mang thai. Giấc ngủ vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến em bé không? Tại sao nhiều bà bầu mang thai bị mất ngủ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Nội dung chính trong bài

Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu ảnh hưởng như thế nào đến em bé?
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến em bé không?

Nghiên cứu đã cho thấy rằng có đến 90% phụ nữ khi mang thai bị mất ngủ và có đến 50% trong số đó mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu. 

3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian khó khăn nhất của cả mẹ và em bé, bởi vậy rất nhiều người lo lắng “bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu ảnh hưởng gì đến em bé không?”. Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi do nồng độ hoóc môn trong cơ thể tăng cao. Nhiều mẹ bầu thường có biểu hiện buồn ngủ, thèm ngủ nhưng cũng có nhiều trường hợp thường xuyên khó ngủ. 

Theo các bác sĩ, tình trạng bà bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ là rất bình thường, đặc biệt khi phụ nữ mang thai lần đầu. Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm bởi sau một thời gian cơ thể sẽ quen dần, ngủ cũng sẽ ngon hơn. Ngoài ra, việc thiếu ngủ hay khó ngủ cũng không ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của bé, bé trong bụng vẫn có thể ngủ hoặc thức theo giờ riêng của mình. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu kéo dài, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Mẹ có nguy cơ sinh khó, thời gian chuyển dạ kéo dài so với các mẹ bầu ngủ trên 7 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, khi bé được sinh ra cũng có thể sẽ bị nhẹ cân, quấy khóc và khó nuôi, các mẹ cần hết sức chú ý!

Tại sao bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu?

Tại sao bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu?
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 9 tháng 10 ngày là cả 1 hành trình dài, bởi vậy có khá nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Chẳng hạn như:

  • Mẹ bầu thường xuyên tiểu đêm

Khi mang thai, thận cần làm việc nhiều gấp 1,5 lần so với bình thường để lọc máu nuôi cả mẹ và bé. Hàm lượng ure của cơ thể tăng cao, nước tiểu cũng sản xuất nhiều hơn. Bên cạnh đó, bé cũng phát triển khiến kích thước bào thai lớn hơn chèn ép lên bàng quang khiến mẹ phải tỉnh dậy tiểu đêm nhiều lần. 

  • Đau lưng, chuột rút

Cơ thể tăng cân, bụng to hơn di chuyển khó khăn hơn, mẹ bầu thường xuyên đau lưng, đau bắp chân và bị chuột rút vào ban đêm gây đau nhức, khó chịu. Mẹ không thể ngủ ngon và sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy vào sáng sớm. 

  • Ốm nghén

Buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi chính là những biểu hiện mẹ bầu đang ốm nghén. Tình trạng này sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên 1 vài trường hợp có thể kéo dài cho đến khi sinh bé. 

  • Lo lắng, căng thẳng

Khi mang thai, chuẩn bị đón chào một thành viên mới dù là bố hay mẹ đều sẽ có những điều lo lắng, nhất là với đứa con đầu lòng. Làm sao cho bé khỏe, bé ngoan, làm sao để nuôi dạy bé thông minh, xinh xắn,…Những áp lực trong cuộc sống dễ dàng khiến mẹ căng thẳng, trằn trọc, khó ngủ.

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu?

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu?
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bà bầu dễ ngủ hơn

Để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu hãy cùng tham khảo những phương pháp dưới đây nhé:

  • Ăn uống vừa phải, hạn chế uống nhiều nước hay ăn trước khi đi ngủ; chia nhiều bữa trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ; ăn các thực phẩm giàu vitamin B, hạn chế đồ ngọt, các thực phẩm có chất kích thích.
  • Khi ngủ: dùng gối mềm để gác chân, tạo cho mình thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến đêm khó ngủ, mẹ bầu cũng nên ngủ trưa ít nhất 30 phút để cơ thể thoải mái.
  • Tắm nước ấm để thư giãn, mát xa bụng, chân,…để máu được lưu thông tránh đau nhức, chuột rút. 
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn có thể đi bộ hoặc tập yoga hàng ngày. 

Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến bé và có thể cải thiện bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần phải chú ý nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể mệt mỏi, khó chịu hãy thăm khám ngay để mẹ và bé đều có sức khỏe tốt nhất nhé. 

Chúc mẹ và bé sức khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.