Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ có tự khỏi được không?

0 49

Nếu 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu ốm nghén, thay đổi tâm lý, thì bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa chủ yếu do stress, đau lưng, chuột rút,… Mất ngủ khi mang thai là tình trạng khá nhiều bà mẹ gặp phải. Vậy tình trạng này có tự khỏi không? Có những ảnh hưởng gì đến em bé không? Các mẹ cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa có tự khỏi không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải vấn về giấc ngủ. Tình trạng căng thẳng, lo âu và những thay đổi về cơ thể khiến mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ. 

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa có tự khỏi không?
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa của thai kỳ

Theo nhận định, mất ngủ 3 tháng giữa rất ít gặp khi mang thai nên khiến nhiều mẹ bầu không chú ý. Một số mẹ cho rằng sau khi sinh hay trải qua thời gian này thì tình trạng mất ngủ sẽ biến mất. Chính sự chủ quan đó khiến tình trạng mất ngủ không giảm mà thậm chí kéo dài ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. 

Tình trạng mất ngủ sẽ không thể tự khỏi nếu không có những can thiệp từ bên ngoài. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ, sự phát triển tốt nhất cho bé hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất. 

Những ảnh hưởng đến em bé khi bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Khoa học chứng minh rằng giấc ngủ của mẹ và bé không hề giống nhau, dù mẹ có thức hay ngủ thì bé vẫn có thể ngủ bình thường. Sự độc lập trong giấc ngủ của mẹ và bé khiến nhiều mẹ bầu chủ quan tin tưởng rằng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa không hề có ảnh hưởng gì đến trẻ. 

Sức khỏe của mẹ và bé có mối quan hệ mật thiết với nhau. 3 tháng giữa là thời điểm bé bắt đầu phát triển cân nặng và trí não. Bởi vậy, mất ngủ nhiều khiến cơ thể mẹ yếu, các chất nuôi dưỡng từ mẹ truyền sang bé cũng sẽ thiếu hoặc không chất lượng. 

Việc bà bầu mất ngủ về đêm 3 tháng giữa kéo dài sẽ khiến tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên ngái ngủ vào ban ngày. Không có sức để vận động, làm việc, nếu bất cẩn có thể sảy chân ngã nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đặc biệt, việc mất ngủ khiến oxy lên não kém, thiếu hụt một số chất làm mẹ đau đầu, khó chịu. 

Mặc dù đây là thời điểm bà bầu không còn phải đối diện nhiều với những nguy cơ sảy thai, ốm nghén, đi tiểu thường xuyên nhưng đây lại là lúc bụng mẹ bắt đầu lớn hơn. Để lấy chỗ mở rộng tử cung, cơ hoành sẽ bị hạn chế mẹ sẽ thở ngắn hơn, thường xuyên ợ nóng và khó chịu ở bụng. Ngoài ra, những giấc mơ về sự phát triển của bé cũng sẽ đến thường xuyên hơn, khiến mẹ lo lắng và mất ngủ. 

Những ảnh hưởng đến em bé khi bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến bé hãy thăm khám ngay

Làm sao để cải thiện bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Để cải thiện giấc ngủ của mẹ việc đầu tiên bạn cần làm chính là tìm ra lý do khiến mẹ gặp tình trạng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân mất ngủ mà đưa ra cách giải quyết phù hợp. Dưới đây là một số những giải pháp, hãy cùng tham khảo nhé: 

  • Giải quyết chứng ợ nóng bằng cách tránh các gia vị, thức ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích, có gas,…
  • Ăn uống đủ chất, tăng chất xơ, vitamin, ăn sáng đầy đủ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn trước khi ngủ để tránh đầy bụng. 
  • Luôn ngủ ở tư thế gối đầu và cổ cao hơn 1 chút để giữa axit dạ dày không trào ngược lên cổ khiến mẹ khó chịu.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng với đầu gối và hông cong hoặc chọn tư thế ngủ tốt nhất, thoải mái nhất. Đặt gối giữa 2 đầu gối, bụng và sau lưng để giảm áp lực của bé lên mẹ. 
Làm sao để cải thiện bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Tư thế ngủ phù hợp có thể giúp mẹ ngủ ngon hơn
  • Để tránh các cơn ác mộng mẹ cần có tâm lý thoải mái, tránh lo âu suy nghĩ quá nhiều. Nếu tình trạng kéo dài cần đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, lựa chọn các bài tập yoga cho mẹ bầu nhé để tăng đề kháng, sức khỏe của mẹ nhé. 

Xem thêm: Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến em bé không?

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa của thai kỳ là tình trạng khá nguy hiểm và không thể tự khỏi nếu không có những tác động cần thiết. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé hãy có lối sống phù hợp, thay đổi những thói quen không tốt. Nếu tình trạng kéo dài hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. 

Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.