Chuyên gia trả lời: Bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào?
Các vấn đề hậu sản sau khi sinh thường xảy ra với 15 – 20% phụ nữ và có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe chị em. Vậy bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Thưa chuyên gia bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào ạ?
Đây là câu hỏi của chị chị Trần Thị Thu Thảo (36 tuổi – Yên Lạc, Vĩnh Phúc) gửi cho ban nội dung của Mebeaz. Nguyên văn thắc mắc của chị Thảo Như sau:
“Thưa chuyên gia bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào ạ? Em vừa mới sinh con thứ 2 được hơn 2 tuần. Sản dịch của em thì đã ra hết, vết mổ cũng đã khô miệng nhưng không hiểu sao em thấy đau đầu lắm, tâm trạng thì rất hay cáu gắt, bực bội, cũng có lúc lại cảm thấy tủi thân và hay khóc lắm ạ. Mọi người trong nhà nói em bị hậu sản rồi. Vậy bị hậu sản đau đầu sau khi sinh như vậy phải làm thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ chuyên gia!”
Trả lời:
Hậu sản là khoảng thời gian từ 4 – 6 tuần sau khi sinh. Đây là lúc cơ thể người phụ nữ rất yếu vì chịu ảnh hưởng từ những đau đớn và vất vả của quá trình mang thai và sinh nở.
Trong thời kỳ này chị em thường mắc một số vấn đề hậu sản như: sản dịch, sản giật, nhiễm khuẩn, trầm cảm… Có những vấn đề thực sự nguy hiểm đến tính mạng như băng huyết, sản giật. Cũng có những vấn đề có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau như bệnh nhiễm khuẩn hậu sản. Hay những bệnh về rối loạn tâm lý như bệnh trầm cảm sau khi sinh…
>> Xem thêm: Hậu sản có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì để phòng tránh nguy hiểm?
Như những triệu chứng mà chị Thảo chia sẻ thì rất có thể chị đang bị trầm cảm nhẹ. Nếu không can thiệp và kiểm soát sớm thì hậu quả rất khó lường nhé.
Giải đáp: Phụ nữ phải làm thế nào khi bị hậu sản sau khi sinh
Giống như chị Thảo, chúng tôi cũng thường nhận được câu hỏi bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào? Nhân đây chúng tôi xin được trả lời chị em về cách xử lý khi gặp các vấn đề về thể chất và tâm lý khi bị hậu sản. Chúng tôi chia làm 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Bị các bệnh hậu sản sau khi sinh liên quan đến thể chất phải làm thế nào?
Trước tiên để trả lời cho câu hỏi bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào, chị em cần theo dõi các triệu chứng lâm sàng của mình như:
– Trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh có bị sốt, ra máu nhiều, tim đập nhanh, hạ huyết áp, choáng váng, chân tay lạnh không? Đây là biểu hiện của bệnh băng huyết sau khi sinh – một trong những tai biến có tỷ lệ tử vong cao.
– Trong vòng 2 – 3 ngày đầu sau khi sinh vẫn không ra máu còn gọi là bệnh xuất huyết muộn, để lâu có thể nguy hiểm tới tính mạng.
– Sau khi sinh nếu bị ù tai, hôn mê, co giật, sức khỏe yếu… là những triệu chứng của bệnh sản giật – một trong những bệnh hậu sản cần phải vào viện càng sớm càng tốt.
– Sản dịch kéo dài 30 – 45 ngày không hết, có mùi hôi hoặc sốt thì có thể sản phụ đang gặp các bệnh lý liên quan tới tử cung và bế sản dịch sau khi sinh.
– Nếu bị sốt, âm đạo đau nhức, sưng tấy, có mủ và rỉ dịch có mùi hôi… là những dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm khuẩn hậu sản, nếu không được chữa trị kịp thời phụ nữ có thể phải cắt bỏ tử cung.
Vậy để trả lời cho câu hỏi bị các bệnh hậu sản sau khi sinh như trên phải làm thế nào, chị em có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Trường hợp 2: Làm thế nào khi bị các bệnh hậu sản sau khi sinh liên quan đến tinh thần, tâm lý?
Đây là trường hợp mà chị Thảo đang gặp phải. Cách xử lý là trước tiên chị cần phải nhìn nhận lại vấn đề của mình như: Có ngủ được không? Có đang bị căng thẳng thần kinh không? Nếu có thì vì lý do gì?
– Nếu là không ngủ được do em bé quấy khóc thì cần phải tìm ra nguyên nhân do đâu? Chẳng hạn do ít sữa thì có thể dùng thêm viên uống lợi sữa Mabio. Viên uống này không chỉ tăng cường chất và lượng sữa mẹ mà còn giúp cho sản phụ sản phụ ăn uống ngon miệng, ngủ tốt hơn.
– Có thể yêu cầu người nhà giúp đỡ vì đây là một đặc quyền của sản phụ. Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức.
>> Xem thêm: Hậu sản mòn là gì? Gần gũi chồng quá sớm có phải là nguyên nhân?
– Không đặt kỳ vọng quá nhiều cho bản thân, chỉ cần làm những gì mình có thể làm là được.
– Ngoài ra, muốn biết bị hậu sản sau khi sinh phải làm thế nào? Chị Thảo có thể tìm tới một số bác sĩ tâm lý hoặc ngay bên cạnh mình là những bà mẹ bỉm sữa đã từng kinh qua thời kỳ hậu sản. Họ sẽ đưa ra một số lời khuyên tốt nhất cho mình.
– Hãy chọn những lối sống lành mạnh như đi dạo quanh nhà cùng con, không nên bó buộc bản thân trong một không gian chật hẹp.
– Dinh dưỡng thời kỳ hậu sản cũng rất quan trọng. Bữa cơm đơn điệu, kiêm khem quá mức cũng có thể khiến cho chị em ăn uống không ngon miệng sinh ra các vấn đề về sức khỏe và tâm lý…
Ngoài ra, để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và các xử lý khi bị trầm cảm sau khi sinh. Chị Thảo nên tham khảo bài viết chi tiết của chúng tôi TẠI ĐÂY.
Hy vọng, với một số kiến thức ở trên có thể giúp chị Thảo và rất nhiều chị em khác nữa có lời giải cho câu hỏi bị hậu sản khi sinh phải làm thế nào? Chúc sức khỏe!
Nguồn: Mebeaz.com